NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 273

273

Mê tín dị đoan

Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên lễ này còn mang

tên là lễ giao thừa.

CúNg ai TroNg lễ giao Thừa

phan Kế Bính trong việt nam Phong tục viết:

tục ta tin rằng mỗi năm có một hành khiển coi việc nhân

gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia,

cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.

cúng tế cốt ở tâm thành, và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên

đượm vẻ thần bí trang nghiêm. cựu vương hành khiển bàn

giao công việc cho tân vương thay đức ngọc Hoàng để coi sóc

nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa năm sau.

Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại, tống cựu nghinh

tân, nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình

chùa. những năm về trước, trong giờ phút này, chuông trống

đánh vang, pháo nổ luôn không ngớt, truyền từ nhà này sang

nhà khác, khắp kẻ chợ, nhà quê.

Sửa lễ giao Thừa

Tại các đình, miếu, cũng như tại các tư gia, lễ giao thừa

đều có cúng mặn. các ông thủ từ lo ở đình, miếu, còn tại các

tư gia do người gia trưởng trù liệu.

Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc

thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng giao thừa

ở thôn ở xóm nữa.

Lễ giao thừa ở các thôn xóm được tổ chức hoặc tại các văn

chỉ nếu văn chỉ làng xây tại xóm, nếu không thì cũng tổ chức

ngay ở tại điểm canh đầu xóm. Ở đây, vị được cử ra làm chủ

lễ là vị niên trưởng hoặc vị chức sắc cao nhất trong thôn xóm.

Bàn thờ được thiết lập ở giữa trời.

Một chiếc hương án được kê ra, trên hương án có đỉnh trầm

hương hoặc bình hương thắp tỏa khói nghi ngút. Hai bên đỉnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.