Tín ngưỡng Việt Nam
274
trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật
gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu
cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm cỗ mũ
của Đại Vương hành khiển. Lễ quý hồ thành bất quý hồ đa,
nhưng dù nhiều hay ít, lễ vật bao giờ cũng phải gồm có vàng
hương, vàng lá hay vàng thoi tùy tục địa phương, và nhất là
không quên được rượu, vì vô tửu bất thành lễ.
Lễ vật được trần thiết trên hương án trước giờ trừ tịch.
Đến giờ phút này, chuông trống vang lên, ông chủ tế ra khấn
lễ, rồi dân chúng kế đó lễ theo, với tất cả sự tin tưởng ở vị tân
vương Hành khiển, cầu xin ngài phù hộ độ trì cho được một
năm may mắn, bao nhiêu sự không may năm trước sẽ qua hết.
Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ Thành
hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa.
các chùa chiền cũng có cúng lễ giao thừa, nhưng lễ vật
là đồ chay, và đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng
phật, tụng kinh và cúng đức Ông tại chùa.
Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân,
hoặc ở trước cửa nhà, trường hợp những người ở thành phố
chật chội không có sân. cũng một chiếc hương án, hoặc một
chiếc bàn kê ra với lễ vật như trên.
ngày nay trước mọi biến chuyển dồn đập của thời cuộc
nước nhà, ở thôn quê, rất ít nơi còn cúng lễ giao thừa ở các
thôn xóm, ngoài lễ cúng tại đình đền. Và ở các tư gia, tuy
người ta vẫn cúng lễ giao thừa với sự thành kính như xưa,
nhưng bàn thờ thì thật là giản tiện. có khi chỉ là chiếc bàn
con với mâm lễ vật, có khi mâm lễ vật lại đặt lên trên một
chiếc ghế đẩu. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly
đầy gạo hoặc vào một chiếc lọ nhỏ để giữ chân hương! Tình
trạng chiến tranh, mọi sự đều bị phá hoại! có nhiều gia đình
lại quá giản tiện hơn, hương thắp đặt ngay trên mâm lễ, hoặc
cắm vào các khe nải chuối dùng làm đồ lễ!