Tín ngưỡng Việt Nam
282
trong lòng người. ngày xuân có tiếng pháo xuân thêm tưng
bừng và tết thêm nhộn nhịp.
TụC lệ Về TẾT NguyêN ĐáN
Ở trên, mới nói về lễ trừ tịch và mấy tục lệ trong đêm giao
thừa. Thực ra với ngày Tết nguyên Đán dân ta có những tục
lệ trước và sau lễ trừ tịch.
người dân Việt nam thuần túy rất tha thiết với Tết, nhất
là ở nông thôn. Quanh năm vất vả, Tết mới là dịp nghỉ ngơi.
Bao nhiêu lo nghĩ người ta gác một bên để hưởng thú xuân
cho đầy đủ. cảnh xuân muôn hồng ngàn tía, pháo xuân rền nổ
rắc hồng trên ngõ, nhất là ở miền Trung và miền Bắc, thêm
mưa xuân phơi phới, thử hỏi ai là người không xúc cảm trước
cảnh xuân, trước màu Tết.
người ta đón Tết một cách nồng nàn, người ta đợi Tết một
cách trịnh trọng, người ta vui Tết một cách náo nhiệt hân
hoan. Từ ngàn xưa, những tục lệ ngày Tết vẫn làm cho Tết
thêm ý nghĩa và cũng một phần nào làm tăng niềm vui phấn
khởi cho mọi người lúc xuân sang.
Sửa soạn ngày tết.
Tết nguyên đán tuy bắt đầu từ mồng một tháng giêng, nhưng
sự thực người ta đã sửa soạn Tết ngay từ đầu tháng chạp.
nhà nhà lo mua gạo nếp, đậu xanh để đến ngày gần Tết
gói bánh chưng, và tại nhiều vùng, gói bánh chưng bằng lá
dong, người ta phải mua lá về, đem luộc chín, bó vào các
cột nhà, để khi gói bánh thì dùng. Gói bánh bằng lá chín dễ
gói, nhưng bánh bóc ra kém màu xanh. nhiều nơi gói bằng
lá sống, họ không buộc lá, nhưng độ ngoài rằm tháng chạp
họ đã phải mua sẵn sợ đến khi giáp Tết giá sẽ cao và có khi
không có.