NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 281

281

Mê tín dị đoan

Trong lúc mang nắm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi

gặp gió, nắm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm

tốt báo trước sự may mắn quanh năm.

Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc

tại các nơi thờ tự.

Xông nhà.

Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi

lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén

một người dễ vía ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi

lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau

đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về.

Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho

gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình.

Đi xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người

tốt vía khác đến xông nhà cho mình.

nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta

phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để

sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách

tới chúc tết, để người này đem sự dễ dãi may mắn lại.

Đốt pháo.

Đêm hôm giao thừa, mọi nhà đều đốt pháo. Sau khi làm lễ

trừ tịch xong, tiếng pháo thi nhau vang nổ từ nhà này sang

nhà khác ở thành thị cũng như ở thôn quê.

nhiều gia đình bắt đầu đốt pháo ngay từ buổi chiều hôm

30 tháng chạp, lúc bắt đầu cúng gia tiên.

Đốt pháo cốt để trừ ma quỷ. Theo sách cũ chép lại thì ma

núi gọi là Sơn tiêu, khi phạm đến người thì người đau ốm,

người ta phải đốt pháo để nó tránh xa.

Điển sách thì nói vậy, nhưng thật ra tiếng pháo giúp vui

cho ngày Tết, tăng sự hân hoan, xua đuổi mọi sự phiền não

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.