NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 279

279

Mê tín dị đoan

mấy TụC lễ TroNg Đêm Trừ TịCh

Bắt đầu lúc lễ giao thừa là năm cũ đã hết và bước sang năm

mới. Kể từ giờ phút này là giờ phút của Tết nguyên Đán.

Trong đêm giao thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong; ta

có những tục lễ riêng, mà cho tới ngày nay, từ thôn quê đến

thành thị, vẫn còn nhiều người theo giữ.

lễ chùa, đình, đền.

Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình,

chùa, miếu, điện để cầu phúc cầu may, để xin phật, Thần

phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình. Và nhân dịp người

ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành.

Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng

hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm.

ngày nay ở Sài Gòn, đi lễ là người ta đi, ít người kén giờ

và kén hướng. các đền chùa, trong đêm trừ tịch luôn luôn có

thiện nam tín nữ tới lễ bái, có nơi rất đông phải chen chúc nhau.

Hái lộc.

Đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục

hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất phật

thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây

đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi

người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. cành lộc này mang về

người ta cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

Với tin tưởng lộc hái về trong đêm giao thừa sẽ đem lại may

mắn quanh năm, người dân Việt trong buổi xuất hành đầu tiên

bao giờ cũng hái lộc. cành lộc tượng trưng cho tốt lành may

mắn; tục hái lộc là một tục tốt đẹp, nhưng ngày nay, nhiều

người đi lễ trong đêm trừ tịch vác cả dao búa đi đẵn cây trong

vòng các đình đền chùa miếu, thật người ta đã biến tục lệ tốt

đẹp thành một tai hại cho các nơi thờ tự vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.