NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 298

Tín ngưỡng Việt Nam

298

Trong một làng, thường thường dân làng theo một hướng

xuất hành, cùng đi trên một nẻo đường. Họ gặp nhau vui vẻ

lắm, chúc tụng lẫn nhau, nói nói cười cười, áo quần lòe loẹt

xúng xính.

Đi xuất hành, người ta đồng thời hái lộc như đã nói ở trên.

lễ tết.

Dân ta thờ phụng tổ tiên. người ta thờ phụng tổ tiên nhà mình,

lại tôn trọng cả tổ tiên người khác. nhân ngày Tết, người ta

đến nhà nhau, trước là để lễ Tết, sau là để chúc tụng lẫn nhau.

Việc lễ Tết các cụ là một việc rất hệ trọng. ngày Tết, các

cụ đi lễ hết các nhà họ xa họ gần trong làng, và khắp hết

các nhà lân bang hàng xóm. các cụ đi không hết, các cụ cắt

con cháu đi thay.

Đừng ai tưởng đi lễ Tết như vậy là nhẹ nhàng. Rất mệt.

Đến mỗi nhà phải lễ trước bàn thờ bốn lễ, ba vái, phải lên

gối, xuống gối cúi đầu. có nhiều nhà, có ông bà mới mất,

thờ riêng một bàn thờ, khách đến Tết phải lễ cả ở bàn thờ

này. Đi lễ như vậy, đi suốt buổi, khắp họ hàng bè bạn,

hàng ngày phải lên gối xuống gối mấy trăm lần. Tới mỗi

nhà lại chúc Tết nói chuyện, ăn trầu uống nước. có nhà

lại ép mời khách nếm bánh chưng, xôi chè lam nóng bỏng,

mứt kẹo do nhà làm ra. Khách không dám từ chối sợ làm

giông chủ nhà.

người mỏi mệt vì lễ bái, bụng luôn no vì ăn uống, môi

cắn chỉ vì nhai trầu. Lại thêm suốt ngày phải bận quần áo

chỉnh tề, khăn đóng áo dài, chân đi giày đi dép. Tuy vậy, vẫn

không ai bỏ qua việc lễ Tết. Đây là một bổn phận đối với họ

hàng bè bạn. người ta đến lễ tổ tiên mình, mình phải đáp lễ.

Đi lễ Tết không như ngày nay đi chúc Tết ở thành thị. Ở

thành thị, bây giờ người ta đến chúc Tết với nhau vì xã giao,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.