NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 300

Tín ngưỡng Việt Nam

300

còn xưa kia, mục đích chính của việc đi chúc Tết là lễ Tết

trước rồi mới chúc Tết sau.

con rể đến lễ Tết nhà bố mẹ vợ, học trò đến lễ Tết nhà

thầy, người dưới đến lễ Tết nhà người trên, kẻ hàm ơn đến

lễ Tết nhà người đã ra ơn cho mình...

Khai bút.

nhà văn, nhà thơ thường có lệ khai bút đầu năm vào ngày

nguyên Đán.

các văn nhân, thi sĩ sẵn sàng son mực bút nghiên giấy tờ,

đốt bình trầm trước án thư kén giờ hoàng đạo khai bút viết

văn làm thơ.

Thơ làm xong, gặp có khách đến nhà hoặc khi đến bạn hữu

chúc Tết, người nọ đọc cho người kia nghe rồi cùng ngâm vịnh.

Chơi cành đào.

Hoa đào màu đỏ nhạt rất hợp với cảnh xuân. ngày Tết,

người ta thường kén hoa đào để cắm ở trong nhà. Tục còn

tin rằng cành đào trừ được ma quỷ do tích cũ đã trình bày

trên chương “cây cối với mê tín dị đoan” về hai vị thần là

Thần Trà và Uất Lũy.

Của vào như nước.

nhân ngày mồng một Tết, tại các thành thị cũng như thôn

quê, có những người đi gánh nước thuê, gánh nước tới đổ

vào mọi nhà và chúc những nhà này quanh năm làm ăn phát

đạt của vào như nước.

Gia chủ vui vẻ mở hàng cho người gánh nước một món

tiền gấp mấy lần ngày thường và cũng mong của sẽ vào như

nước quanh năm như lời chúc tụng của người gánh nước.

giông

Giông nghĩa là gặp sự không may quanh năm.

ngày đầu năm người ta tránh mọi sự có thể giông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.