NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 308

Tín ngưỡng Việt Nam

308

dành riêng cho các nhà nhân chủng học, ở đây tôi chỉ muốn

nhân dịp nói tới Tết nguyên Đán của người Kinh, tôi không

quên các đồng bào Thượng.

Bắt đầu bằng một số ít các sắc tộc miền nam.

TẾT Của Người Kơho

người Kơho là một sắc dân ở cao nguyên Trung phần, tập

trung nhiều nhất tại tỉnh Lâm Đồng.

người Kơho không ăn Tết nguyên Đán như người Kinh.

Tết của họ đến sau Tết nguyên Đán một tháng và gọi là Tết

Lir bong (Ly bông), tức là Tết Mừng Lúa Về.

Tết này bắt đầu vào khoảng tháng ba dương lịch và kéo dài

hàng tháng. Dân Kơho đón mừng ngày Tết một cách thảnh

thơi. Thóc lúa họ vừa gặt xong, việc canh nông đã chấm dứt.

Họ tha hồ nhàn rỗi, chờ đợi mùa mưa để cày cấy vụ sắp tới.

Ý nghĩa tết mừng lúa là để dân chúng hân hoan vui sướng

sau khi đã đóng kho lúa lại. Hai chữ Lir bong, nghĩa đen

bịt cót thóc, vậy mừng lúa về là mừng thóc đã đóng vào

trong cót. Ăn Tết Lir bong, người Kơho mừng vì kết quả

thu hoạch được và tỏ lòng cám ơn Thượng đế Yang (Giàng)

đã ban ơn cho họ, cho mưa thuận gió hòa để họ có thóc lúa

sinh sống quanh năm.

Đối với người Kơho, thóc lúa quý lắm. Toàn dân họ sống

về nghề nông. Thóc lúa là căn bản, nên để cảm ơn Thượng đế

Yang đã ban cho họ, họ không tiếc các sinh vật. Họ giết trâu,

lợn, dê, gà để tạ ơn đức Yang. Họ cúng rẫy, cúng ruộng, cúng

gieo hạt và khi lúa lên họ cúng “dưỡng lúa” để cây lúa khỏe

mạnh. Lúc lúa gặt về họ tất nhiên phải cúng “mừng lúa về”.

Để tổ chức Tết Lir bong, sau khi thóc đã đóng cót, dân

làng tụ họp dưới sự chủ tọa của các bô lão để tổ chức ngày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.