Tín ngưỡng Việt Nam
316
Sự tíCH rượu Cần
người Kinh ta có câu: “Không có rượu không thành lễ”;
đối với các đồng bào Thượng, miền Bắc cũng như miền nam,
trong những dịp vui mừng đều có uống rượu, nhất là trong
những dịp mừng năm mới. nếu người Kinh ta uống rượu tăm,
rượu vân, các đồng bào Thượng dùng rượu cần.
Gọi tên rượu cần là vì rượu không rót ra chén uống, lại uống
bằng cần cấm từ dưới đáy hũ rượu lên cho tới tầm người vừa
uống. cần có thể bằng tre, bằng sậy thông lòng ống.
nói đến Tết của đồng bào Thượng không thể không nói
tới rượu cần, nhất là gần đây Kinh, Thượng đoàn kết, người
Kinh cũng luôn luôn có dịp uống rượu cần.
Tại các gia đình người Thượng miền nam, dù giàu nghèo
nhà nào cũng có vài ba chóe rượu cần, những chóe này mang
tên là những cái ghè.
cái ghè đựng rượu là một gia bảo, càng lâu càng quý, có
chiếc Ghè đáng giá hai ba con trâu hoặc hơn nữa.
Theo đồng bào Thượng, rượu cần có sự tích riêng:
ngày xưa tổ tiên người Thượng chất phác lắm: Thượng đế
thấy vậy rất thương mến, sai một thần linh đội hình một con
nhím tới huấn luyện cho họ cách thức nấu rượu cần. Trước hết
lấy những củ kuah giã nhỏ hòa với nước và bột gạo, nấu lên
rồi nắm thành những nắm to bằng quả trứng gà. Đặt những
nắm ấy lên những chiếc mẹt rồi hong ra gió một thời gian,
tới khi nào những nắm đó phủ men xanh, đem vào bếp sấy.
Rồi thổi cơm cho chín, trộn những nắm bột có men ấy vào.
Thế là thành men rượu gọi là cua Êba.
những nắm bột đó đem đặt vào những chiếc ghè, rồi lấy
rơm bọc kín lại. năm sáu ngày sau, mở ghè ra đổ nước lã
vào cho đầy, rồi cho thêm một thứ lá tươi mà đồng bào
Thượng giữ kín không nói là lá gì. Sau đó, lại dùng rơm trộn