NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 320

Tín ngưỡng Việt Nam

320

những hội pháo rất linh đình và người ta tranh nhau cướp đầu

pháo. pháo đốt ran trong những ngày hội, pháo tượng trưng

cho Tết, có Tết là có pháo.

Trong những ngày hội xuân họ cũng có những trò vui như

hội hè miền xuôi, nhưng cũng nhiều khi rất khác.

Dưới đây là tóm lược mấy trò vui đặc biệt của đồng bào

Thổ (Tày) trong những hội xuân.

Hát lượn

Hát lượn cũng giống như hát đúm ở miền xuôi, hoặc hát hò

ở miền nam. Đây là lối hát giao duyên giữa nam thanh nữ tú

nhưng riêng của trai gái miền thượng du Bắc Việt. Tại khắp

các hội xuân của đồng bào Thổ (Tày), và cả của đồng bào Mán

(Dao), thuộc mấy tỉnh Vĩnh Yên, phú Thọ (Vĩnh phú), Tuyên

Quang nữa, hội Tam Lộng tỉnh Vĩnh Yên vào ngày 25 tháng

chạp, hội Đồng Mỏ ngày mồng chín tháng Giêng (châu Ôn

tỉnh Lạng Sơn), hội Kỳ Lừa ngày mồng 10 tháng Giêng v.v...

trai gái miền sơn cước rủ nhau tới hội hát lượn.

Trong câu hát cùng những lời đằm thắm, cùng những câu

ân tình, trai gái thanh xuân hát lượn với nhau quên ngày giờ

và quên cả các trò vui khác.

Vừa lượn họ vừa đưa sóng mắt nhìn nhau để câu hát thêm

tình tứ, để tim họ thêm rung động. Họ cùng nhau tính đến

ngày mai qua câu hát, họ hứa hẹn thề bồi cùng nhau sẽ như

chim liền cánh, như cây liền cành.

nam xướng, nữ họa, nam nữ đối đáp, trai một câu, rồi đến

gái một câu, họ quên giá lạnh của miền núi, họ không biết

đến sự ồn ào ở chung quanh, họ chỉ biết trao đổi cùng nhau

những lời êm dịu. Họ ở lại hội rất muộn, rồi lúc về bản, đi

đường, đôi khi họ còn hát tiếp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.