NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 319

319

Mê tín dị đoan

Sơn, cao Bằng, Bắc cạn, người nùng ở Móng cái, Tiên Yên,

người Mường ở ninh Bình, Hòa Bình, phần thượng du tỉnh

Thanh Hóa, người Mán (Dao) ở Vĩnh Yên, Thái nguyên,

Tuyên Quang, Yên Bái, người Mèo (H’Mông) ở Hà Giang,

Hoàng Xu phì (Hoàng Liên Sơn), người Lô Lô, người Yao,

người nhắng ở Lao cay, người Xạ phang ở dọc biên giới Vân

nam. Mỗi sắc dân đồng bào Thượng nói trên, trong phong

tục đón xuân tuy có khác nhau, nhưng tựu trung những điểm

chính vẫn giống nhau: sửa soạn Tết từ ngày trong năm và vui

xuân với hội hè cùng các cuộc giải trí ngoài Tết trong suốt

tháng Giêng, có khi sang cả tháng Hai và tháng Ba.

TẾT Của Người Thổ (Tày)

Trong các sắc dân đồng bào Thượng miền Bắc, các đồng

bào người Thổ (Tày) tại cao Bằng, Bắc cạn, Lạng Sơn và

một phần tỉnh Bắc Giang (Hà Bắc) (châu Hữu Lũng), cũng

chung sống lẫn với người Kinh, cũng chịu ảnh hưởng văn

hóa Trung Hoa với người Kinh, và xưa kia vẫn chịu sự chi

phối trực tiếp của triều đình Việt nam, nên phong tục tập

quán gần với người Kinh lắm. Họ cũng sửa soạn Tết, cũng

gói bánh chưng, cũng làm các thứ bánh trái như ta. Bánh

chưng của họ gói tròn và họ gọi là bánh tầy, tuy nguyên liệu

làm bánh cũng như người Kinh: gói bánh bằng lá dong, bánh

bằng gạo nếp, có nhân đậu và thịt hoặc nhân đường với đậu

xanh dùng để cúng phật.

ngày Tết họ cũng sắm quần áo mới để ngoài riêng chơi

xuân, và để thưởng thức Tết, trong nhà cũng trang hoàng sửa

sang. Họ cũng làm cỗ bàn cúng bái.

Trong những ngày Tết họ đốt rất nhiều pháo, và tại nhiều

nơi, Đồng Mỏ, na Sầm, nước Hai, Quảng Uyên... có mở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.