NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 329

329

Mê tín dị đoan

trong khi động đất phải có lễ cúng Thổ thần để trình xin bắt

đầu động đến đất cho một năm mới.

nguồn gốC tụC lệ

Theo các sách cổ nguồn gốc lễ Động thổ bắt đầu từ năm

113 trước Thiên chúa giáng sinh.

nguyên năm đó là năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ Đế thấy

triều đình chỉ có tục tế Trời mà không tế Đất mới bàn cùng

quần thần, và sau đó đặt ra nghi lễ tế Hậu Thổ, tức là Thần

Đất, còn gọi là xã tế.

ngHi tHứC

nghi thức tế Thần Đất như sau:

Đào một ao, ở giữa có một nền tròn: trên nền tròn có năm

bệ, trên mỗi bệ đều có lễ Tam sinh gồm bò, dê, lợn.

Lễ phục của mấy vị chủ tế và bồi bái đều màu vàng.

Lễ Xã Tế đầu tiên do vua Hán Vũ Đế chủ tế và cử hành

tại đất Hoài Khưu gần sông phàn.

Lễ Động Thổ bắt đầu từ đó, nhưng đến năm vua Hán Thành

Đế lên ngôi, năm 32 trước tây lịch có lệnh bãi bỏ lễ này.

Về sau vì có thiên tai xảy ra, nên lễ Xã Tế lại được tái lập

và tồn tại mãi về sau.

Lễ Xã Tế chia làm năm bậc dành cho Hoàng đế, các vua chư

hầu và các quan đại phu trở xuống và có tác dụng khác nhau.

Đại Xã, Hoàng đế chủ tế, làm lễ cho toàn dân, kể cả dân

các nước chư hầu.

vương Xã, Hoàng đế chủ tế, làm lễ cho riêng mình.

quốc Xã, vua chư hầu chủ tế làm lễ cho toàn dân của nước

chư hầu liên hệ.

Hầu Xã, vua chư hầu chủ tế làm lễ cho riêng mình.

trí Xã, quan đại phu trở xuống chủ tế, làm lễ cho từng

địa phương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.