Tín ngưỡng Việt Nam
330
Xã tế tại việt nam.
Xã Tế bắt đầu ở Trung Quốc, lẽ tất nhiên phải truyền tới
các nước chư hầu và các nước lệ thuộc trong đó có Việt nam.
Xưa kia, tại Việt nam, lễ này cũng được tổ chức từ triều
đình tới dân gian, nhưng về sau lễ này chỉ còn tồn tại trong
dân chúng, tại triều đình, Thần Đất đã có tế trong dịp tế nam
Giao.
Hàng năm, sau ngày mồng ba Tết, tại các làng có làm lễ
Động thổ để cho dân làng có thể đào bới cuốc xới được.
chính ra thì ngày lễ Động Thổ không nhất định là ngày
nào, nhưng để dân chúng tiện việc làm ăn, nhiều làng thường
cử hành lễ này sau ba ngày Tết.
Trong buổi lễ, ông chủ tế với nguyên áo thụng xanh cuốc
mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, tường
trình với Thổ thần xin cho dân làng được động thổ.
Sau buổi lễ Động Thổ này, dân làng mới được động tới đất.
Ai cuốc xới trước lễ Động Thổ bị dân làng bắt vạ.
Trong ba ngày Tết, nếu không may có ai mệnh chung, tang
gia phải quàn lại trong nhà, đợi lễ Động Thổ xong mới được
đào huyệt an táng.
lễ Khai hạ
Theo tục lệ Việt nam, ngày mồng bảy tháng Giêng là ngày
lễ Hạ nêu.
cây nêu trồng trong năm, khi sửa soạn đón Tết cùng với
cung tên bằng vôi trắng vẽ trước cửa nhà để trừ ma quỷ, nay
được hạ xuống.
Lễ Hạ nêu còn gọi là lễ Khai hạ. Mọi công việc thường
xuyên, người ta chỉ bắt đầu sau ngày lễ này, tuy tại vùng quê
người ta vẫn còn ăn chơi, vì tháng Giêng là tháng ăn chơi,
và vì lúc đó, công việc đồng áng đã vợi.