NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 332

Tín ngưỡng Việt Nam

332

người Việt nam, nhân dịp này, ngoài lễ giữa trời cúng Trời,

Đất, còn sửa lễ cúng Gia Tiên, cúng Thổ công và cúng Thần

Tài. Thường sau lễ này, những người buôn bán mới bắt đầu

đi chợ, mở cửa hàng.

lễ KHai Hạ Của người trung HOa.

Lễ Khai hạ nguồn gốc tự người Trung Hoa, dân Việt nam

sở dĩ làm lễ Khai hạ vì bị ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc.

nhân đây, xin nói sơ qua về lễ này của người Trung Hoa để

bạn đọc tìm hiểu.

người Trung Hoa làm lễ Khai hạ rất linh đình. Họ họp

nhau tại đình làng, treo đèn kết hoa, có nhiều cuộc nhảy múa

để dân chúng mua vui thưởng xuân. Sau lễ Khai hạ, các hiệu

buôn đều mở cửa, những nhà hàng đều đốt pháo. Theo họ,

tiếng pháo đem lại sự may mắn và xua đuổi tà ma, quỷ quái.

Sở dĩ người Trung Hoa tổ chức những cuộc vui trong ngày

mồng 7 tháng Giêng vì ngày này, như trên đã nói, là ngày

của giống người, giống người cũng phải ăn mừng cho tưng

bừng để chứng tỏ loài người đứng trên muôn vật.

Trong sách Tàu có thuật lại tục nhân nhật ở Kim Lăng

như sau:

Đầu giờ Tý, đêm mồng sáu tháng Giêng tại công sở các

thôn xã, già trẻ trai gái đều tụ họp. Ai nấy đều tắm rửa sạch

sẽ và mặc quần áo đẹp.

Một đôi ông già bà già khỏe mạnh và sung sướng nhất thôn

đứng lên nói về thân thế của mình và cầu chúc cho mọi người

đều được như mình. Khi đôi ông bà già này, chúc tụng mọi

người đã xong, những cặp vợ chồng trẻ xúm vào yêu cầu đôi

ông bà già nói chuyện ái ân cho họ nghe mặc dầu đôi ông bà

già này không phải là vợ chồng. Đôi ông bà già phải chiều

ý họ kể lại những chuyện ái ân của mình. câu chuyện được

mọi người hoan hô.

cuộc vui tiếp diễn mãi tới sáng mới ai về nhà nấy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.