Tín ngưỡng Việt Nam
334
Theo chỉ dụ của vua Minh Mạng trước đây, hàng năm sau
tiết Đông Chí, tòa Khâm thiên giám phải lo sửa soạn việc tế
Thần nông. các quan cùng nhau họp để nặn trâu và tượng
Thần nông, tra cứu theo lịch để nặn tượng cho đúng với sự
ước lượng về mùa màng và tô sắc trâu.
Trước ngày Lập Xuân hai ngày, tại gần cửa Đông Ba ngày
nay tức là cửa chính Đông, các quan Khâm thiên giám cho
lập một cái đài hướng Đông. Trâu và tượng Thần nông cũng
được đưa tới lưu tại phủ Thừa Thiên để ngày hôm sau các
quan trong phủ tới rước từ phủ tới đài. các quan vận lễ phục,
có lính vác gươm dáo, tàn lọng, cờ quạt đi theo.
Tới đài thì một lễ đơn giản được cử hành như có ý để trình
với thần linh tượng và trâu. Sau đó, trâu và tượng Thần nông
lại được khiêng về kho.
Hôm Tế Xuân lại được rước ra đài, nhưng lần này đi rước
là các quan bộ Lễ và các quan tỉnh Thừa Thiên. Khi đám rước
đi qua cung vua, một viên thái giám vào tâu vua biết. Sau đó,
đám rước lại tiếp tục đi và khi đi qua bộ Lễ, một viên quan
đánh vào đít trâu ba roi, có ý thôi thúc cho trâu phải làm việc.
Tới đài các quan làm lễ tế Thần nông theo như nghi lễ
các cuộc tế khác.
Tế Thần nông xong, trâu và tượng Thần nông lại có quân
lính khiêng cất vào kho.
năm Minh Mạng thứ hai, nhà vua ra lệnh phải chôn trâu
và tượng Thần nông sau mỗi cuộc tế.
Từ năm Khải Định thứ ba, để đỡ tốn kém, trâu và tượng
Thần nông từ trước vẫn nặn bằng đất, nhà vua ra chỉ dụ thay
trâu và tượng bởi hình vẽ trên vải.
Lễ Thần nông có năm rơi đúng vào một ngày kỵ tại lăng miếu.
Lễ vẫn cử hành, nhưng các quan tham dự không được mặc áo
đỏ hoặc tía, và ban nhạc tuy có mặt cũng không được cử nhạc.