333
Mê tín dị đoan
lễ KHai Hạ ngày nay.
ngày nay, nhiều nơi không còn lễ Khai hạ nữa, tuy nhiên
tại các gia đình Trung Hoa và Việt nam nhất là những gia
đình buôn bán, ngày mồng 7 tháng Giêng vẫn có cúng lễ, cầu
buôn may bán đắt, phát đạt, thịnh vượng quanh năm.
người ta cũng cúng gia tiên, cúng Thổ công, cúng Thần
Tài, và có một số người vẫn cúng Trời, Đất như cổ lệ.
lễ ThầN NôNg
Thần nông tức là vị Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên đã dạy
dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã
làm lễ tịch điền hoặc Hạ điền.
Lễ Thần nông tức là lễ tế vua Thần nông để cầu mong sự
được mùa và nghề nông phát đạt.
Trên các quyển lịch hàng năm của người Trung Hoa cũng
như của ta thường có vẽ một mục đồng giắt một con trâu.
Mục đồng tức là vua Thần nông, còn con trâu tượng trưng
cho nghề nông.
Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy
theo sự ước đoán của Khâm thiên giám về mùa màng năm
đó tốt hay xấu.
năm nào được mùa, Thần nông giày dép chỉnh tề, còn
năm nào mùa kém, Thần nông có vẻ như vội vàng hấp tấp
nên chỉ đi giày có một chân.
con trâu đổi màu tùy theo hành của mỗi năm, vàng, đen,
trắng, xanh, đỏ đúng với Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Hàng năm xưa có tục tế và rước Thần nông tại triều đình.
ngHi tHứC lễ tế tHần nông.
Lễ tế Thần nông hàng năm cử hành vào ngày Lập Xuân,
bởi vậy nên tế Thần nông còn được gọi là Tế Xuân.