NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 335

335

Mê tín dị đoan

Tại các tỉnh, trong ngày Lập Xuân cũng có lễ tế Thần nông,

và lễ này cũng được sửa soạn từ sau ngày Đông chí. các

quan tỉnh phụ trách việc hành lễ. Trâu và tượng Thần nông

cũng được đem chôn sau buổi lễ như tại kinh đô.

lễ TịCh ĐiềN

Lễ tịch Điền còn gọi là lễ Hạ Điền. chính vua Thần nông

là người đặt ra lễ này. Hàng năm xưa kia mỗi lần xuân đến,

nhà vua lại tự thân cấy mấy luống ruộng để làm gương cho

dân chúng để cử hành lễ Tịch Điền.

lễ tịCH Điền từ KHởi tHủy.

Lễ Tịch Điền được cử hành trong một ngày hội đầu xuân.

nhà vua ngự trên một cỗ xa, đem theo cầy bừa đi thẳng tới

sở Tịch Điền, có văn võ bách quan theo hầu, quân lính và

dân chúng theo sau.

nhà vua xuống ruộng cày ba luống, các vương công chư

hầu cày năm luống, các công khanh đại phu cày bảy luống,

sĩ cày chín luống. Sau đến lượt dân chúng cũng cày bừa thửa

ruộng này, một thửa ruộng dành riêng, lấy hoa màu dùng trong

việc cúng lễ. Hạt giống gieo vào thửa ruộng cũng chính là

lựa trong đám thóc đã gặt được vụ trước.

Lễ Tịch Điền lúc đầu giản dị như vậy, nhưng về sau có

nhiều sự thay đổi như việc thêm lễ Tam sinh và có ca hát

những bài ca đồng áng về đời nhà Hán. Đến đời nhà Tống

nghi lễ càng thêm phiền phức như đắp đài sơn xanh cao chín

thước, làm nhà trên đài v.v...

lễ tịCH Điền tại việt nam.

cũng như các nghi lễ khác, ta cũng dùng nghi lễ Tịch Điền

của người Tàu, và lễ này du nhập sang nước ta cùng với sự

nội thuộc Hán tộc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.