337
Mê tín dị đoan
Tới nơi hành lễ, nhà vua rửa tay rồi bắt đầu dự lễ, tế ba
tuần rượu. Tế xong, phường nhạc nổi lên, và nhà vua sang
nhà cụ phục để thay áo, đội một chiếc khăn, mặc một chiếc
áo chẽn. Sau đó nhà vua ra cày.
nhà vua cày bằng một chiếc cày sơn vàng, tay trái cầm
roi. có bốn vị bô lão, chức sắc giúp nhà vua cày và dắt hai
con bò có phủ lụa vàng. Hai vị quan đi theo sau vua, người
bưng thúng thóc, người vãi thóc.
nhà vua cày ba đường, đoạn giao cày và roi cho hai quan
theo hầu là quan phủ doãn Thừa Thiên và một quan bộ Hộ.
cày và roi để lên long đình. nhà vua đến nhà quan canh để
dự xem nốt buổi lễ. các hoàng thân, các quan văn võ đều phải
cày. Hoàng thân cày mười đường, quan văn võ cày mười tám
đường. Sau cùng là các chức sắc, bô lão sở tại cũng ra cày.
cày xong, vua trở về Đại nội, các dụng cụ cất vào kho,
trâu bò giao cho làng sở tại phú Xuân để trong coi thửa ruộng
cho tới mùa gặt.
Đồng thời tại các tỉnh, các xã cũng có lễ Tịch Điền. Ở tỉnh,
quan tỉnh mở đầu việc cày, ở xã do ông tiên chỉ hoặc vị kỳ
mục nào chức sắc cao nhất trong xã.
Việc cử hành lễ Tịch Điền tại các xã, nhiều địa phương có
những tục lệ riêng.
Đến ngày lễ, vị chủ tế, ông tiên chỉ hoặc vị chức sắc cao
nhất trong xã, được dân làng rước ra thửa ruộng riêng của
làng dành cho lễ này. nơi đây có bàn thờ để cử hành cuộc tế
lễ. Tế lễ xong, ông tiên chỉ bước xuống ruộng cấy lúa, ruộng
là ruộng chiêm nên thường xâm xấp nước. Theo lệ làng ông
phải cấy mấy hàng lúa. Trong lúc ông cấy lúa, ông mặc quần
áo chỉnh tề. Dân làng đứng ở trên bờ ruộng, chờ lúc ông bắt
đầu cấy, họ dùng nước, có khi cả bùn đất ném vào người ông.
Bị ném ông lính quýnh, muốn cấy cho mau xong, cắm cây
mạ xuống ruộng vội vàng, mạ không ăn sâu, lại tự nổi lên,