NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 338

Tín ngưỡng Việt Nam

338

ông lại phải cắm lại, và dân làng té nước, ném bùn vào người

ông, vừa té vừa cười rất vui vẻ.

Ông chủ tế không giận và cũng không bỏ dở việc của mình,

ông chịu đựng sự té nước, ném bùn và cấy cho xong những

hàng lúa. Thật là náo nhiệt tưng bừng.

Hành động té nước vào ông tiên chỉ chủ tế tượng trưng

cho sự tưới nước vào cây lúa, cầu mong cho cây lúa được

tốt tươi và có nhiều thóc.

lễ ThượNg ĐiềN

Đã nói tới lễ Tịch Điền, tưởng không thể không nhắc tới

lễ thượng Điền, tuy lễ này không cử hành đầu xuân mà cử

hành khi lúa chín.

Khi lúa chín, quan tỉnh Thừa Thiên làm lễ rồi gặt hái, chọn

thóc dùng cho lễ Tịch Điền năm sau.

Tại các tỉnh, các xã đều có lễ Thượng Điền để tạ ơn Trời,

Đất và vua Thần nông đã ban cho được mùa.

lễ du xuâN

Lễ Du Xuân là lễ nhà vua ngự du lúc xuân sang.

Lễ có từ đời nhà Lê. ngày mồng một tháng Giêng, sau khi

các hoàng thân và các quan chúc mừng, nhà vua ngự du xuân

có các quan văn võ đi theo. ngài mặc áo hoàng bào cỡi ngựa

đi trước. các quan, lính tráng mang cờ quạt khí giới theo sau.

Triều nguyễn, các nhà vua không có lễ Du Xuân.

Mãi tới đời vua Đồng Khánh mới tổ chức lễ Du Xuân một

lần với mục đích để dân chúng thấy nhà vua không bị thực

dân pháp giam lỏng tại kinh thành.

Lễ Du Xuân của nhà vua, cũng giống như việc người dân

xuất hành, vì bộ Lễ phải chọn hướng để nhà vua, ngõ hầu

quanh năm trong nước được thái bình, khang thịnh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.