NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 340

Tín ngưỡng Việt Nam

340

ấm, gió mát trăng trong, trăm hoa đua nở, thi hứng rạt rào,

các ông Trạng cùng nhau thi đua ngâm vịnh ca ngợi cái đẹp

của hóa công cũng như ân đức của nhà vua.

Tết Trạng nguyên sau được đổi làm Tết Thượng nguyên.

Tết cũng còn một tên nữa là tết nguyên tiêu. nhân Tết

này, ban đêm tại kinh thành và các thị xã có chăng đèn kết

hoa. Ở các nơi như Giang châu, Tô châu gần sông nước có

cuộc bơi thuyền.

Thuyền được trang hoàng muôn màu sắc, thắp sáng trưng,

hoa treo rực rỡ. Tại các hí trường và các công viên có nhiều

trò vui như đánh gươm, cưỡi ngựa, nhảy múa v.v...

các văn nhân trong đêm nguyên Tiêu thường họp nhau

uống rượu thưởng xuân, vịnh ngâm thơ phú.

Theo các nhà thuật số, ngày rằm tháng Giêng còn là ngày vía

thiên quan. nhân ngày này, tại các đền chùa có làm lễ dâng

sao, nghĩa là cúng các vị sao để giải trừ tai ách quanh năm.

cúng lễ dâng sao, người ta lập đàn tràng tam cấp, trên

cúng Trời phật, Tiên Thánh, giữa cúng các vị sao thủ mạng,

ở dưới cùng cúng bố thí chúng sinh. Mỗi năm mỗi người có

một vị sao thủ mạng.

Lễ vật cúng dâng sao dùng hoa quả, trầu cau, xôi oản, chè

rượu, vàng mã và cả hình nhân nữa.

Theo một số đồng bào thượng du miền Bắc, ngày rằm tháng

Giêng còn là ngày giỗ tướng nùng chí cao.

nùng chí cao ở Vân nam, tự xưng là Lĩnh nam Vương,

chống nhau với quân Tống, bị Địch Thanh đánh nhau, chết

vào ngày rằm tháng Giêng được giờ linh nên được dân chúng

phụng thờ.

Dù lễ Thượng nguyên có nguồn gốc nào cũng mặc, dân

ta làm lễ Thượng nguyên vì lòng tôn kính đối với chư phật,

đồng thời có cúng gia tiên, Thổ công và thần Tài... những

người gặp năm sao nặng, cũng nhân ngày lễ này làm lễ dâng

sao giải hạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.