NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 343

343

Mê tín dị đoan

Văn công. nhà vua phong thưởng cho tất cả những người đã

có công theo mình trong lúc tòng vong, nhưng vô ý quên mất

Giới Tử Thôi không phong thưởng gì. Giới Tử Thôi cũng không

oán giận, vì tự xét mình không có công lao gì, nếu có đi theo

giúp đỡ nhà vua, đó chỉ là bổn phận của một người bầy tôi.

Vì vậy, Giới Tử Thôi về nhà, đem mẹ vào ẩn ở núi Miên Sơn.

Đến khi vua Tấn Văn công nhớ ra công trạng của Giới Tử

Thôi, cho người đi tìm không được, liền sai người đốt rừng

Miên Sơn, có ý muốn cho rừng cháy, mẹ con Giới Tử Thôi

không chịu được phải ra để nhà vua phong thưởng. Mẹ con Giới

Tử Thôi không chịu ra và cùng chịu chết cháy ở trong rừng.

nhà vua thương xót cho lập miếu thờ, và hàng năm tới ngày

mồng ba tháng ba, tức là ngày hai mẹ con Giới Tử Thôi bị chết

cháy, cấm dân gian không được dùng lửa để nhớ lại Giới Tử

Thôi. Trong ngày này người ta phải làm đồ ăn từ hôm trước

để đến ngày hôm sau ăn lạnh, do đó gọi là Hàn thực.

Tục này được lưu truyền mãi về sau, và ngày mồng ba

tháng ba là tết Hàn thực.

TẾT hàN ThựC Tại ViệT Nam

người Việt nam ta nhiễm theo tục của người Tàu cũng ăn

tết Hàn thực, một phần để nhớ tới lòng trung nghĩa của Giới

Tử Thôi, nhưng cũng là một dịp để cúng gia tiên. Ta ăn Tết

Hàn Thực, nhưng ta không kiêng lửa, ta cũng không ăn đồ

lạnh. Ta có làm bánh trôi, bánh chay cúng nhưng không phải

làm từ hôm trước như người Trung Hoa.

BánH trôi, BánH CHay

Tháng Ba còn được dân ta gọi là mùa trôi nước vì bắt đầu

với tháng ba là có bánh trôibánh chay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.