NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 344

Tín ngưỡng Việt Nam

344

Ta vẫn thường cho rằng bánh trôi và bánh chay là bắt chước

người Trung Hoa, nhưng theo các cụ bánh trôi, bánh chay, ta

có từ đời Hùng Vương, và tục làm bánh trôi nhắc lại sự tích

trăm trứng trăm con.

Trước đây, mỗi khi Hội đền Hùng vào ngày mồng 10 tháng

ba, cũng như ngày hội đền Hát Môn, nơi thờ Hai Bà Trưng

vào ngày mồng 5 tháng ba, dân làng đều làm một mâm bánh

trôi 100 chiếc để cúng, cúng xong chia đôi, đem 50 chiếc thả

xuống sông đặt trên bè sen, có 50 chiếc đem đặt lên núi để

nhắc lại tích cũ 50 con vua Lạc Long Quân theo mẹ lên núi,

và 50 con theo cha xuống biển.

những chiếc bánh trôi này, người ta tranh nhau giành lấy

sau khi đã thả bè sen xuống sông hoặc đặt lên núi vì người

ta tin rằng ăn những bánh trôi này sẽ được phước.

Bánh trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước trong có

nhân bằng đường phèn. Bánh nặn xong, được thả vào nồi

nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, ba chìm bảy nổi chín

lênh đênh thì vớt ra bày vào đĩa

Bánh chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước và

cũng có nhân, nhưng nhân bằng đậu xanh nấu chín, bỏ vỏ, giã

nhỏ. Bánh chay làm xong cũng thả vào nước như bánh trôi,

và cũng đợi bánh chìm xuống, nổi lên mấy lần mới vớt ra.

Bánh chay không bày ra đĩa mà để vào bát và có đổ nước

đường ở ngoài.

Hai thứ bánh tuy cùng làm bằng bột gạo nếp, nhưng mỗi

thứ có mỗi vị và mỗi thứ ăn mỗi ngon riêng.

Trước đây, ta không ăn bánh trôi bánh chay trước ngày

mồng ba tháng ba, vì ngày hôm đó, bánh mới bắt đầu cúng

tổ tiên, cũng như mới cúng Thổ công. Vì lòng kính trọng

đối với thần linh và tổ tiên, mỗi khi tới một mùa nào, có

thực phẩm gì của mùa đó, người ta không ăn nếu chưa làm

lễ cúng. Bánh trôi, bánh chay cũng vậy, là của mới, của mùa

trôi nước, người ta đợi cúng trước rồi mới ăn sau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.