355
Mê tín dị đoan
người Trung Hoa còn gọi Tết Đoan ngọ là tết trùng ngũ
hay Đoan ngũ nữa.
Theo sách “tuế thời tạp ký” thì Trùng ngũ là hai số 5 gặp
nhau, mồng 5 tháng năm. ngoài ra xưa kia ở kinh kỳ, người
ta gọi ngày mồng 1 tháng năm là Đoan nhất, ngày mồng 2 là
Đoan nhị, ngày mồng 3 là Đoan Tam, ngày mồng 4 là Đoan
Tứ và ngày mồng 5 là ngày Đoan ngũ.
Sự TíCh TẾT ĐoaN Ngọ
Thực ra ban đầu, ngày Đoan ngọ chỉ là ngày người dân
cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng
quang đãng. Hơn nữa giữa tiết hạ này oi bức, bệnh tật thường
hay có, nên người ta cúng vái để cầu được bình yên, tránh
được mọi bệnh thời khí.
nhưng về sau để cho ngày này có một ý nghĩa, người ta
liền lấy ngày đó làm ngày kỷ niệm Khuất nguyên và các ông
thầy thuốc cũng nhân dịp ngày này kỷ niệm hai chàng nguyễn
Triệu và Lưu Thần vào núi Thiên Thai tìm thuốc.
Sự tíCH KHuất nguyên
Khuất nguyên, họ Tam Lư làm chức Tả Đồ nước Sở dưới triều
vua Hoài Vương vào thời Thất Quốc bên Tầu (307-246 tr.Tây
lịch), có tài và liêm chính. Mỗi khi vào triều bàn bạc quốc sự,
ông đều bị vua Hoài Vương bài bác vì những nịnh thần xúi giục.
Về sau ông lại bị nhà vua truất bỏ. Để tự tả nỗi oán than
ông viết bài thơ “Ly Tao”.
Khi vua Sở Hoài Vương sang Tần, ông hết lời can ngăn
nhưng Hoài Vương không nghe, rồi bị chết ở đất Tần. Vua
Tương Vương kế nghiệp vua Hoài Vương không những không
chịu nghe lời ông lại còn bắt ông đi đày.