NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 354

Tín ngưỡng Việt Nam

354

TẾT ĐoaN Ngọ

ca dao ta có câu:

tháng tư đong đậu nấu chè,

ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm.

chứng tỏ rằng Tết Đoan ngọ là một tết cũng được sự chú

ý của người Việt nam ta xưa, tuy rằng tục lệ ăn tết này ta đã

bắt chước Tàu, cũng như nhiều tiết lễ khác.

Vậy Tết Đoan ngọ là tết gì? Và ta ăn Tết Đoan ngọ vào

ngày nào tháng năm?

Đoan ngọ là gì?

Theo sách phong Thổ ký thì Tết Đoan ngọ còn được gọi

tết Đoan Dương.

Đoan nghĩa là mở đầu, ngọ, là giữa trưa, Đoan ngọ là bắt

đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan

Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Tết Đoan ngọ ăn vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch.

Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan ngọ, chính vì tháng

năm là lúc bắt đầu nắng to, khí dương đang thịnh như mặt

trời vào lúc giữa trưa.

Theo địa bàn thì phương nam là chính ngọ, mà ngọ là

ngôi dương, cho nên tết này gọi là Tết Đoan Dương. Vả chăng

tháng năm cũng lại là tháng ngọ trong một năm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.