NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 352

Tín ngưỡng Việt Nam

352

Trong lúc những người khác lo đắp hết ngôi mộ này qua

ngôi mộ kia, cắm hương tại các ngôi mộ, chuyện trò cùng

nhau vui vẻ thì thân nhân những người mới khuất chỉ ngồi

khóc lóc bên ngôi mộ mới, hết khấn lại vái, rồi hóa vàng mã

để càng đau đớn hơn. Họ chưa nguôi được sự cảm thương

của nỗi đau tử biệt còn quá mới.

cho đến lúc mọi người đi tảo mộ đã ra về hết, những người

này còn ngồi ôm lấy ngôi mộ tưởng chừng như họ không

muốn rời bỏ nắm đất ở nơi u buồn này nữa.

Từ năm 1945, nước Việt nam ta đã trải không biết bao

nhiêu biến chuyển của thời cuộc khiến cho mọi tục lệ cổ

truyền đã chịu một ảnh hưởng rất lớn.

Riêng về Tết Thanh Minh và lễ Tảo mộ, tuy người Việt

nam luôn luôn tha thiết với phần mộ gia tiên, nhưng trong

thời gian này, người sống còn bận lo cho người sống trước

mọi sự tàn phá ghê gớm của chiến tranh, không còn tâm trí

để nghĩ về người khuất.

Hơn nữa mọi biến chuyển về chính trị đã khiến cho dân

chúng nhiều vùng phải di cư, nhất là dân vùng quê phải tới

những chốn thị thành để tìm an ninh, thì mỗi năm khi Tết

Thanh Minh đến, dù có nhớ tới lễ tảo mộ, người ta cũng đành

khoanh tay chịu sự bất hiếu đối với tổ tiên. nhớ đến Tổ tiên

người ta chỉ làm lễ cúng trong Tết Thanh Minh.

ĐoạN KẾT

Để kết thúc mấy trang này, xin mượn đoạn thơ sau đây

của cụ nguyễn Du tả Tết Thanh Minh trong truyện Kiều, ca

tụng cái cảnh trời quan mây đẹp của tháng quý xuân và nói

lên sự vui vẻ của ngày hội Đạp Thanh, mặc dầu hội này là

hội của người sống đi viếng thăm người chết:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.