Tín ngưỡng Việt Nam
350
ngày lễ Thanh Minh, tại am có làm lễ cúng các vong hồn
không người hương khói, thường là cúng cháo. Và đến Tết Trung
nguyên, cũng lại có cúng cháo để các vong hồn trên phối hưởng.
Tiền chi tiêu vào việc này đều do dân làng các người từ
tâm đóng góp.
tụC lệ tảO mộ ở KHắP nơi
Thường ra, người ta chỉ đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh
để nhân dịp trời quang mây tĩnh sửa sang cho ngôi mộ được
khang trang hợp với tiết trời, và sau đó kính mời hương hồn
tổ tiên về hưởng lễ con cháu cúng trong dịp này; nhưng cũng
có nhiều nơi người ta đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh, mà
người ta cử hành lễ tảo mộ vào những dịp khác, như các làng
Thị cầu và Đáp cầu đã nói ở trên khi trình bày về các tục lệ
Tết nguyên Đán, có tục đi viếng mộ trước và sau ngày Tết.
nhiều làng thuộc tỉnh Hà Đông (Hà Tây), ở vào những
vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương bị ngập, và cả bãi
tha ma của làng cũng chìm dưới làn nước, người ta đi tảo
mộ hàng năm vào dịp đầu tháng chín, sau khi nước đã rút.
Dù lệ tảo mộ, vào ngày nào thì việc đi tảo mộ để thăm nom
lại mồ mả gia tiên vẫn là việc hay. nghĩ đến gia tiên tức là
nghĩ đến gốc tưởng đến nguồn.
CúNg lễ TroNg Ngày TẾT ThaNh miNh
Ta lấy sự thờ cúng tổ tiên làm trọng, mỗi tuần tiết đều có
cúng lễ.
Tết Thanh Minh cũng là một dịp để con cháu sửa lễ cúng
gia tiên sau khi viếng mộ về.
cũng có những nhà sửa lễ mang ra mộ cúng, nhưng đó
chỉ là cúng riêng một ngôi mộ nào, và sau đó người ta vẫn