NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 361

361

Mê tín dị đoan

vào túm bùa còn ba góc kia có ba rua chỉ ngũ sắc và một hạt

bóng màu. Hạt mùi rất thơm có tính chất kỵ gió;

- một quả ớt màu xanh, đỏ, vàng...

- một quả khế mỗi múi một màu;

- một quả na (mãng cầu)

- một quả hồng v.v...

có khi túm bùa được đeo vào một chiếc vòng cổ tết bằng

chỉ ngũ sắc cùng với một chiếc khánh bằng giấy hoặc bằng

chỉ ngũ sắc.

Theo sự tin tưởng, chỉ ngũ sắc kỵ được ma quỷ.

Bùa được khâu thành hình trái cây, vì trái cây được dùng

để giết sâu bọ trong dịp tết Đoan ngọ.

tắm nướC lá mùi.

cây mùi (ngò) là một loại cây nhỏ lá lăn tăn có hạt và lá

có mùi thơm.

Trong ngày tết Đoan ngọ người ta lấy cây mùi đun nước

tắm để trừ độc. người ta cho rằng, tắm nước lá mùi trong

ngày mồng 5 tháng năm sẽ tránh được gió máy, cảm mạo

và sẽ được khỏe mạnh.

Sự thực tắm nước nóng giữa mùa nóng, mồ hôi toát ra,

người được nhẹ nhàng thư thái, như khi bị cảm xông nước

lá đun lên, gia dĩ má mùi cũng lại là một vị thuốc nam dùng

để trị cảm, nên tắm nước lá mùi thấy dễ chịu.

Tết mồng 5 tháng năm mỗi nhà đều nấu một nồi nước lá

mùi. Ông già bà cả trong dịp này khi tắm xong đều tự lấy

làm khoan khoái.

ngày nay, tục tắm nước lá mùi ngày tết Đoan ngọ không

còn ở nơi thành thị, nhưng ở vùng quê nhiều nơi người ta

vẫn chưa bỏ tục xưa.

Tục này xét ra có điều hay là các trẻ em nơi bùn lầy nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.