NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 373

373

Mê tín dị đoan

cắt nhỏ, thành từng xấp. Quần áo tuy cắt nhỏ, nhưng tục tin

rằng, xuống cõi âm, sẽ biến để các âm hồn vừa mặc.

Mọi người khi cúng cháo tin rằng các cô hồn những cô

nhi yểu vong, những chiến sĩ chết trận, những người chết

đường chết chợ, những người chết không ai biết, không ai

cúng giỗ sẽ tới phối hưởng lễ cúng làm phúc trong ngày xá

tội vong nhân này.

Lễ cúng, tại đình, chùa, cầu, quán tổ chức có quy mô hơn,

có khi cúng đặt bàn làm chay như lễ Kỳ An lúc cuối xuân

đầu hạ. Ở những nơi này, cháo được múc ra những bồ đài lá

mít cắm ở hai bên đường trước lễ đài. Đồ mã cùng trái cây và

đồ lễ cũng nhiều hơn. Riêng về cháo, ngoài những bồ đài lá

mít, còn cả một nồi cháo đại. Khi cúng lễ xong, những người

nghèo vác liễn tới xin cháo, các mục đồng và trẻ con xô nhau

vào cướp những hoa quả bánh trái, tục gọi là “cướp cháo”.

những vàng mã được đem hóa, và có khi sự tụng kinh để

cầu siêu độ cho những vong hồn vô thừa tự.

ngày nay tại các công sở miền nam, mỗi năm Tết Trung

nguyên tới, công chức thường góp nhau chung tiền làm lễ

cúng cô hồn...

TụC ĐốT mã

Tục đốt mã tự bên Trung Hoa truyền sang ta. nguyên đời

xưa dùng đồ bạch ngọc để cúng tế. Đời sau, vì bạch ngọc đắt

và hiếm, người dùng tiền để thế cho bạch ngọc. những tiền

này mỗi khi cúng xong đều bỏ đi, rất phí tổn.

Trước sự phí phạm này, vua Huyền Tôn nhà Đường, ra lệnh

dùng tiền giấy thay cho tiền thật, những thoi vàng, thoi bạc

giấy được cúng thế cho vàng bạc thật, và những hình đồng

tiền vẽ trên giấy được cúng thay cho tiền quan.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.