377
Mê tín dị đoan
TrăNg Với TruNg Thu
Tết Trung Thu sơ khởi là Tết Trông Trăng, vậy đã nói đến
Tết Trung Thu không thể bỏ qua trăng được, Trăng đã được
in hình trên mặt bánh Trung Thu, trăng đã được vẽ trên mặt
đèn đêm rằm tháng Tám.
Trăng là gì? Qua những bài học trong lớp tiểu học, Trăng là
một hộ tinh của trái đất và xoay quanh trái đất, mỗi vòng là một
tháng theo âm lịch. Ta thấy được mặt trăng nhờ ánh sáng mặt trời
chiếu vào. Tùy theo vị trí của trăng với mặt trời đối với quả đất,
ta thấy trăng khuyết hay trăng tròn. Khi nào bóng quả đất che
kín hết mặt trăng là có nguyệt thực, xưa ta gọi là gấu ăn trăng.
Trước khi mỗi lần có nguyệt thực, ta cho là có loài gấu
trên trời ăn mất mặt Trăng, nên đem chậu thau, mâm đồng,
thanh la, não bạt ra gõ tới khi hết nguyệt thực, tức là tới khi
gấu sợ tiếng gõ ở trần gian phải nhả mặt trăng ra.
TrăNg Theo Tử Vi Đẩu Số
Theo tín ngưỡng của ta, trăng không phải như thế, Trăng
là một vị sao tên gọi thái âm tinh. Theo Tử Vi thì sao Thái
Âm chủ về Điền, chủ về Văn học. người nào có sao Thái
Âm thủ mệnh thì thông minh, thanh kỳ, uy nghiêm. Thái Âm
đắc địa phải ở hai cung Hợi và Tý.
Thái Âm cư Hợi là nguyệt tăng thiên môn, trăng ở cửa
trời, thật là tốt, nhất là lại gặp sao Hóa Kỵ là mây, thực là
trăng sáng lại thêm mây ngũ sắc vây quanh càng thêm rực rỡ.
Thái Âm cư Tý cũng tốt. Đây là nguyệt minh sương hải,
tức là trăng ở cửa bể, đang sáng rõ. Ở đây trăng gặp mây
cũng đẹp, nghĩa là Thái Âm ngộ Hóa Kỵ cũng tốt.
Đã có Thái Âm, lại có thêm Thiếu Âm, vị trăng non, trăng
sáng càng sàng thêm, số càng tốt.