Tín ngưỡng Việt Nam
378
nhưng phải cẩn thận, nếu Thái Âm gặp lũ sát tinh gồm
Kình Dương, Đà La, Kim Tinh, Thiên Không và Địa Kiếp
thì phải coi chừng những tai nạn rủi ro.
Đấy là nói trăng theo Tử Vi đẩu số.
TrăNg Theo quaN Niệm ĐôNg PhươNg
ngoài Tử vi đẩu số, người phương Đông ta còn hiểu trăng
theo nhiều lối khác.
Trăng là cung Quảng Hàn của chư tiên, nơi Đường Minh
Hoàng đã được lên du ngoạn và đã được thưởng thức ở đó
hai điệu múa “nghê thường” và “vũ y” do các tiên nữ xiêm
y lộng lẫy ca múa và là nguồn gốc của Tết Trung Thu.
Theo sách “Thiên văn chí” của Tầu thì mặt trăng là khí
Thái âm kết tinh, ngược với mặt trời là khí Thái dương kết
tinh, - Thái âm là hơi lạnh và Thái dương là hơi nóng.
Mặt trăng thuộc quyền của vị nữ thần Thái Âm vợ của thần
Thái Dương tức là mặt trời.
Thái Âm thần nữ ngự ở quảng hàn cung, toàn bằng ngọc
lưu ly, trong suốt như pha lê, hào quang chói lọi nhưng lúc
nào cũng giá lạnh như băng. Thái âm thần nữ cai quản một
số các tiên nữ và những linh vật.
NhữNg liNh VậT ở CuNg TrăNg
như trên đã nói, trên cung trăng có nhiều linh vật thuộc
quyền cai quản của Thái Âm thần nữ. những linh vật này
đều hiền từ ngoan ngoãn, và trong số đó đáng kể nhất là hai
con thiềm thừ và ngọc thỏ.
COn tHiềm tHừ
- Thiềm thừ là một giống cóc, đầu có sừng bằng thịt, bụng
có vệt chữ bát màu đỏ.