Tín ngưỡng Việt Nam
44
Đi ngược dòng lịch sử trở lại, các tín đồ sơ khai bị tróc
nã không xây dựng được nhà thờ. Họ đã thờ chúa tại các tư
gia, tại các rừng rậm, có nhiều khi ở ngay trong lao tù, nhưng
đặc biệt nhất là trong các hang toại đạo, các đường hầm ở
dưới đất dùng làm nghĩa trang cho các tín đồ sơ khởi. Tại
các hang này, chỗ giáp giới các đường với nhau được sửa
sang từng quãng để có thể chứa được một số người để cùng
cử hành Thánh lễ. Ở giữa, trên mồ một vị tử đạo có đặt một
chiếc bàn cẩm thạch dùng làm bàn thờ.
Về sau, đời vua constantin La Mã, nhà vua dâng cho Giáo
hoàng Sylvestre tất cả công thự để sử dụng tùy nhu cầu. các
pháp đình cũ đã được chọn làm những nơi hành đạo và được
gọi là giáo đường.
Việc truyền giáo ngày càng rộng rãi, các tín đồ ngày một
đông, các giáo đường pháp đình lẽ tất nhiên không đủ cung
ứng cho nhu cầu, nhất là cho các tín đồ ở các quốc gia không
thuộc La Mã, việc xây cất giáo đường đã là một việc bắt buộc
để có nơi phụng sự chúa.
CáC TháNh ĐườNg
Khi xây các Thánh đường, người Thiên chúa giáo đã tìm
ra một lối kiến trúc riêng đặc biệt gọi là kiểu thức. Theo “Đời
Sống phụng Vụ và Bí Tích” của ch.Robin, các kiểu thức đã
được sử dụng tuần tự là: La tinh, Gô tích và phục hưng.
a) Tiếp sau các pháp đình là kiểu Rô man đặc điểm ở các
cuốn tròn hình bán viên.
b) Từ thế kỷ XII trở đi, đến kiểu Gô tích hay Tiêm cung
(Ogival) là được ưu thắng. nó biểu thị đặc điểm ở chỗ các
hình cung nhọn chụm lại để chống đỡ các khung vòm.
c) Kiểu phục hưng là kiểu làm sống lại nghệ thuật Hy Lạp
và La Mã.