NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 46

Tín ngưỡng Việt Nam

46

Tại các xứ truyền giáo, có những Thánh đường nghèo nàn,

bàn thờ thường bằng gỗ. Trong trường hợp này có một viên

đá lát nhỏ, có ghi năm hình Thánh giá và có chứa di hài một

đấng thánh trong một tiểu huyệt. người theo đạo gọi đó là

bàn thờ lưu động hoặc đá bàn thờ.

Bàn thờ không kê liền ngay trên sàn, nhưng đặt trên ba cấp

bệ, tượng trưng ba đức: Tin, cậy và Mến để linh hồn tiến lên

với chúa. Thường cấp trên cùng có trải thảm.

Trên bàn thờ có một tủ nhỏ hình chữ nhật gọi là nhà Tạm

để lưu trữ Thánh Thể - nhà Tạm có áo hay khăn che.

các bàn thờ trước khi sử dụng phải chịu qua lễ Thánh hiện

do một vị Giám mục cử hành.

Bàn thờ được gọi là Đặc Ân khi được Giáo hoàng ban ơn

đại xá để hễ dâng lễ trên bàn thờ ấy cầu cho linh hồn người

quá cố nào, người đó sẽ được hưởng. ngày 2-11 hàng năm,

mọi bàn thờ trên thế giới đều là Đặc Ân cả. các bàn thờ tại các

Thánh đường đều được trang trí như nhau. Sự trang trí gồm:

- Ba tấm khăn bằng vải sợi hay gai. Một trong ba tấm dài hai

đầu trùm hết bàn thõng xuống đất. Hai tấm kia phủ hết mặt bàn.

- Một tượng chịu nạn và hai cây nến sáp.

Tượng chịu nạn nhắc nhở cho tín đồ biết Thánh lễ Misa

họ tham dự, tiếp tục cho lễ Hy sinh Thánh giá.

Hai cây nến nhắc nhở đạo chúa soi sáng thế gian nguyên

thủy, nên dùng soi sáng nơi cử hành Thiên lễ.

Số nến có thể là bốn hoặc sáu. Khi nào có lễ trọng do một

vị Giám mục cử lễ, số nến sẽ là bảy. ngọn nến thứ bảy đặt

sau tượng chịu nạn trên bàn thờ.

lễ mi Sa

phong tục của đồng bào Thiên chúa giáo tại Việt nam,

chính là những phong tục từ ngàn xưa của đạo đã từng ban

truyền khắp thế giới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.