NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 48

Tín ngưỡng Việt Nam

48

Trong khi dự lễ Misa, để tỏ ra sự dốc lòng với chúa, các

tín đồ phải:

- Dâng Hy lễ chúa Jésus lên cha người;

- Tự hiến dâng cùng với chúa Jésus (hồi dâng lễ);

- Tiếp rước chúa Jésus (hiệp lễ).

Qua ba điểm trên, lễ Misa không phải là việc riêng của

linh mục mà chính là công việc của tất cả các tín đồ dự lễ.

như vậy, trên bàn thờ, trong buổi lễ có thể nói là có ba

linh mục tư tế:

a) Tư Tế tối cao: chúa Jésus

b) Tư Tế thừa tác: linh mục

c) Tư Tế tham dự: tín đồ

Dự lễ, tín đồ không phải chỉ là khán giả, nhưng là diễn

viên, là các động tác viên.

Trong buổi lễ cùng cầu nguyện với linh mục.

Đám rướC

Trong nhiều tôn giáo, ngoài các lễ cử hành tại nơi thờ tự,

thường có những đám rước dân chúng tham dự.

cũng như các tôn giáo khác, các đám rước Thiên chúa giáo

được tổ chức với mục đích phát triển mạnh mẽ tinh thần đạo.

Đám rước xưa đã có với người Do Thái ở Jérusalem. nhà Điển

và La Mã trong thời thượng cổ cũng có tổ chức rước xách.

Giáo Hội Thiên chúa giáo, sau thời bị ngăn cản, đã từng

tổ chức những đám rước ở Tây phương. Trong nhiều trường

hợp, đám rước Thiên chúa được tổ chức để thay các đám

rước cổ và cốt để cho mọi người quên đi những đám rước

thời xưa, không phải của đạo: Đám rước cử hành hàng năm

vào ngày 25 tháng 4 tại La Mã, thay thế cho đám rước cổ

thời của người ngoại đạo gọi là Robigalia. nhiều đám rước

trước đây tổ chức để kỷ niệm những ngày lễ đạo: Đám rước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.