49
Mê tín dị đoan
Lễ Lá đã có ở Jérusalem từ thế kỷ IV được tổ chức theo lộ
trình của chúa Jésus đã đi trong thành phố này, với sự hiện
diện của vị Giám mục trong đám tín đồ.
có thể nói được rằng đám rước là một hình thức hành lễ
công khai. Tôn giáo không phải là một tư vụ: chúa là của cả
mọi người và của cả mọi đoàn thể. các đoàn thể cũng như
mọi cá nhân có nhiệm vụ công khai phụng sự chúa bằng
rước xách. Sự công khai phụng sự này xác nhận đức Tin của
tín đồ, do đó rước xách có một tầm quan trọng với mục đích
hiến cho các tín đồ dịp để bày tỏ mình là con chúa. Hơn nữa,
rước xách cũng là một cách phát hiểu tinh thần đoàn thể của
các con chúa và chứng tỏ quyền hạn tối cao của chúa với
mọi người.
có những đám rước dành để tôn kính chúa, có đám rước
dành cho một bí tích trong đời chúa và cũng có đám rước
dành cho Đức Mẹ để tỏ lòng kính mến của con chiên đối với
Đức Mẹ. Lại có những đám rước, thời Trung cổ gọi là bí tích
để diễn lại một đoạn đời của chúa, những đoạn đời được tín
đồ mến ngưỡng: Rước Lễ Lá, Rước trong Tuần Thánh để hồi
tưởng lại sự Yêu thương của chúa.
những đám rước chính trong năm: rước Lễ nến, rước Lễ Lá,
rước ngày chủ nhật kỷ niệm khi chúa vào Jérusalem, rước
Tuần Thánh, rước lễ phục Sinh, và rước lễ Mình Thánh, v.v...
có nhiều đám rước được cử hành tại từng địa phương tùy tục lệ.
dấu TháNh giá
Lễ Misa cũng như những đám rước là những hình thức để
tín đồ phụng vụ chúa. Tin theo chúa, người con chiên phải
dự lễ Misa và các đám rước, nhưng ngoài ra còn phải luôn
luôn tỏ rằng tin kính chúa. Do đó có việc làm dấu Thánh