NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 50

Tín ngưỡng Việt Nam

50

giá. Dấu Thánh giá chính là sự tóm tắt của “Tôi kính tin”.

Dấu thể hiện qua hành động và lời cầu.

Theo sách phần thì khi làm dấu đặt bàn tay phải lên trán, rồi

xuống ngực, kế đến vai bên trái và sau cùng là vai bên phải,

đồng thời miệng đọc: nhân danh cha và con và Thánh thần.

Ở I pha nho (Tây Ban nha), từ thời thượng cổ, trước khi

làm dấu như trên, các tín đồ đã làm ba dấu nhỏ ở trán, ở môi

và ở ngực và miệng đọc:

Bởi dấu Thánh ciá, xin chúa cứu vớt chúng con khỏi tay

kẻ độc và sau đó cũng đọc thêm như tín đồ mọi nơi: nhân

danh cha và con và Thánh thần. ngày xưa, trong thời các

vị sứ đồ, người ta làm dấu trên trán những người theo chúa

và trên các đồ vật để tỏ rằng đó là những người của chúa và

những vật dùng để phụng sự chúa.

Việc làm dấu bắt đầu có từ thế kỷ thứ VI với sự làm dấu trên

trán và ngực. Sau đó ít lâu là ba dấu ở trán, môi và ngực. Mãi tới

thế kỷ thứ VIII sự làm dấu mới hoàn toàn như ngày nay, và thể

hiện bởi các tín đồ từ Đông sang Tây. người Hy Lạp làm dấu

bằng ba ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay phải, và dấu làm

từ phải sang trái để tượng trưng cho Ba ngôi Tam Vị nhất Thể.

Ba dấu nhỏ trên trán, môi và ngực đã cắt nghĩa như sau:

Dấu trên trán chỉ đức Tin ở chúa, dấu trên môi và ngực biểu

lộ sự tuân hành lời phán và việc làm chúa dạy.

Dấu thường làm vào lúc nào? Trước và sau khi cầu kinh,

khi tín đồ bắt đầu một việc gì: ăn uống, làm việc hoặc ra đi.

các tín đồ trung thực khi đi qua một Thánh đường hoặc một

Thánh giá đều làm dấu, cũng như khi mới dậy và khi đi ngủ.

Sự làm dấu chính là sự chứng tỏ lòng Tin chúa, và đã tin

chúa thì tín đồ phải luôn kính cẩn làm dấu trong tất cả những

trường hợp cần thiết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.