Tín ngưỡng Việt Nam
52
CáC Bí TíCh
Tất cả bí tích đều có thể coi là những phong tục của đồng
bào Thiên chúa giáo, có mục đích làm phát sinh trong tín đồ
cuộc sống của chúa và kết hợp tín đồ với nhiệm thể, nghĩa
là thân thể nhiệm mầu của chúa, mỗi ngày mỗi hơn. Bí tích
là những dấu hiệu biểu thị và sản xuất ra ân sủng bí nhiệm.
những phương tiện vật chất giản dị với ý nghĩa tượng trưng
làm cho tín đồ chắc chắn về hiệu lực ân sủng của chúa và
như thế có thể nói được rằng các bí tích chính là nguồn bình
an cho tâm hồn tín hữu.
Định nghĩa bí tích, ch.Robin đã nói Bí tích là một dấu
hiệu hữu hình của chúa Jésus christ đã thiết lập, để làm phát
sinh hoặc gia tăng ân sủng trong linh hồn những người lãnh
tụ một cách xứng đáng.
có tất cả bảy bí tích: Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể, Giải
tội, Xức dầu, Truyền chức và Hôn phối.
Rửa tội. - phép Rửa tội chính là cửa ngõ mọi tín đồ phải
qua để thành người có đạo. Mục đích Rửa tội là để tẩy xóa
mọi tội lỗi, ban đời sống ân sủng và khiến người chịu phép
trở nên con Thiên chúa và Giáo Hội và được ràng buộc với
Giáo Hội bởi một sợi giây thiêng liêng vô hình.
Khi chịu phép Rửa tội, đương nhân được đổ nước lên đầu.
Ý nghĩa của tác động này là Tẩy rửa, nước đã làm con người
tội lỗi cũ biến đi để nhường chỗ cho con người mới phát xuất
từ nước ra, con người này kể từ nay là con của chúa.
Trong lúc đổ nước lên đầu kẻ chịu phép, thừa tác viên,
vị linh mục đọc “Ta rửa tội X, nhân danh cha và con và
Thánh thần”.
Muốn được Rửa tội, chính các thụ lãnh viên cần phải muốn
chịu phép Rửa để chứng tỏ đương nhân đã có lòng Tin ở
chúa. Bí tích Rửa tội là Bí tích Đức Tin.