NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 54

Tín ngưỡng Việt Nam

54

Thánh Thể và việc rước lễ. - Thánh Thể là trung tâm đời

sống bí tích của tín đồ khi đã chịu phép Rửa tội và được kiện

cường do phép Thêm sức.

Linh hồn cần một món ăn thiêng liêng, cũng như cơ thể

cần món ăn vật chất.

chúa đã tạo cho con người món ăn vật chất, chúa cũng

không quên món ăn thiêng liêng cần thiết cho các tín đồ, do

đó dưới hình thức Thánh Thể, chúa đã nối tiếp công cuộc

nhập Thể và cứu chuộc giữa tín đồ.

Bí tích Thánh Thể đã khiến chúa có thể:

- Dâng mình làm Hy Tế cho đến tận thế: lễ Misa

- Hiến thân làm của nuôi mọi người đã nhập hiệp nhiệm

Thể người do phép Rửa: Việc rước lễ.

- Tồn tại sự hiện diện của chúa giữa tín đồ cho đến hết đời.

phép Thánh Thể thực hiện do việc Rước lễ. Việc Rước lễ

có hiệu lực phát sinh ân sủng trong linh hồn tín đồ tham dự.

chúa đã nói: Ai ăn thịt và uống máu ta sẽ được sống đời

đời và ta sẽ hoàn sinh cho trong ngày sau hết.

Việc Rước lễ chính là một ơn nuôi dưỡng, vì vậy đã phục

hồi sức mạnh cho linh hồn, và đồng thời phát triển lòng

quảng đại thi ân.

Việc Rước lễ cũng tẩy rửa mọi vẩn đục của tội làm mờ ám

và suy yếu linh hồn. Thánh Lễ Rước, Thánh Thể chúa đã

ngự vào mình tín đồ, tín đồ đã ăn Thịt và uống Máu chúa.

Muốn dự việc Rước lễ, phải là tín đồ đã Rửa tội, lại phải

sống trong tình trạng chịu ơn chúa.

phải kiêng ăn uống trong luật chay thánh thể trong thời

gian là ba giờ đối với đồ ăn đặc hay đồ uống có chất rượu và

một giờ đối với các đồ uống khác: sữa, nước chè, cà phê, v.v...

nước lã không phá chay.

Luật trên có thể linh động đối với người đau yếu.

các tín đồ sùng mộ thường luôn luôn Rước lễ và coi việc

Rước lễ như là sự tiếp diễn chính đáng của lễ Misa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.