47
Mê tín dị đoan
Trong việc thờ kính chúa, lễ Misa là Thánh lễ và là một lễ
dâng hàng ngày trên bàn thờ, là lễ Hy sinh của chúa Jésus,
có toàn thể cộng đồng tín hữu tham dự.
Việc cử hành lễ Misa chỉ là một hành vi thờ tự có tính cách
xã hội, nhờ đó con người và xã hội truy nhận Thiên chúa là
chủ tể vạn vật.
(1)
như trên đã nói, lễ Misa nhắc nhở cho tín đồ lễ Hy sinh của
chúa trước ngày chúa lâm nạn trên Thập tự giá. Do đó, việc
cử hành lễ Misa là cần thiết. Không có lễ Misa đạo sẽ là một
đạo không bàn thờ và chúa Jésus sớm muộn sẽ bị quên lãng.
Theo Album Liturgique đã được dịch lại trong “Đời sống
phụng vụ và Bí tích” thì lễ Misa liên kết tín đồ không những
với cuộc tử nạn của chúa mà còn cả với cuộc phục sinh của
chúa. Mỗi lễ Misa là lễ phục sinh nhỏ. Bằng lòng tiến thân
và chết đi với chúa đã là sống lại với người rồi vậy. Lễ Misa
áp dụng cho tín đồ chúa hiệu quả cuộc tử nạn của chúa, mà
hiệu quả đầu tiên là sự phục sinh. Trong khi rước lễ các tín
đồ đã ăn bánh phục sinh và bất tử: Ấy là bánh Trời vậy!
Lễ Misa là tột đỉnh của Thiên chúa giáo. nhờ lễ này, con
người được lên với chúa, và nhờ việc rước lễ, chúa thực sự
xuống với thụ tạo của người. Đây là giờ phút thiêng liêng,
Thượng đế đã gặp gỡ con người.
cũng như các dân tộc khác theo đạo Thiên chúa, ngày chủ
nhật, các giáo dân ở Việt nam đi dự lễ Misa tại các Thánh
đường. ngoài ra, trong những ngày lễ tiết của đạo, các tín đồ
cũng đến Thánh đường dự lễ Misa. Đặc biệt tại Việt nam,
ngày nay, đêm giao thừa Tết nguyên Đán, tại các nhà thờ
cũng tổ chức một lễ Misa để nhân dịp năm mới tín đồ được
gần chúa và được chúa ban cho những điều may mắn.
1. Ch.Robin - Đời sống Phụng sự và Bí tích.