99
Mê tín dị đoan
Thánh địa, tức là Haifa xem lại chính văn của đức Bab, của
Giáo chủ và của Adul Baha để hiểu rõ. Bên cạnh hệ thống
Thống nhất trên, đạo có một hệ thống Dân chủ.
Đạo Baha’i không có các tu sĩ, để lo việc đạo, đã có Hội
đồng Tinh thần tại mỗi địa phương. Hội đồng này gồm chín
người được bầu lên hàng năm vào ngày 21-4 do toàn thể tín
đồ Baha’i trưởng thành nghĩa là từ 21 tuổi trở lên. chín người
này họp lại bầu chức chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký và thủ quỹ.
Trên Hội đồng Tinh thần địa phương là Hội đồng Tinh
thần Quốc gia tại mỗi quốc gia. các Hội đồng địa phương
tổ chức bầu một hoặc hai đại biểu tùy theo nhân số, tham
dự Hội đồng Quốc gia. Tất cả các tín đồ đều được coi như
ứng cử viên trong cuộc bầu cử này. các nước số tín đồ chưa
đông, chưa đủ thành lập Hội đồng Quốc gia, sẽ do Hội đồng
Tinh thần vùng, mỗi vùng gồm nhiều quốc gia điều khiển.
Trên hết là Hội đồng Tinh thần Quốc tế. Hội đồng này vừa
đây được bầu tại Haifa vào năm 1963 bởi nhân viên thuộc hơn
60 Hội đồng Tinh thần Quốc gia và Hội đồng Tinh thần vùng.
Tất cả các Hội đồng đều được bầu hàng năm vào khoảng
thời gian từ 21-4 đến 2-5.
nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Tinh thần:
Hội đồng lo việc truyền giáo, tổ chức các cuộc lễ, giải
quyết mọi vấn đề liên quan đến đời sống tín đồ, bảo vệ đạo
đối với kẻ chống đối, đảm nhiệm vấn đề quỹ đạo và chỉ định
các tín đồ vào các Ủy ban đặc biệt để giúp việc cho Hội đồng.
các quyết định của Hội đồng, các tín đồ phải tuân theo.
Trong trường hợp có điều gì nghi ngờ, các tín đồ có thể trình
lên Hội đồng cao hơn hoặc trình với quý vị phụ tá Giám hộ.
Đạo Baha’i Tại ViệT Nam
năm 1954, bà Shirin Fozdar, một ủy viên truyền giáo Ấn
Độ được Hội đồng Tinh thần Quốc gia Baha’i Ấn Độ cho