NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 207

207

Thực hiện ebook:

Học thuật Phương Đông

www.hocthuatphuongdong.vn

thiêu trâu gọi là sở Phần sài, hướng Tây Bắc có nơi chôn mao huyết gọi là sở
Ẽ khảm.

Bên ngoài đàn, về phía Đông Bắc có nhà Thần trù, tức là bếp thiêng và

nhà Thần khố tức là kho thiêng, về phía Tây Nam có nhà Trai cung. Hai bên
Trai cung có hai phòng Thượng Trà và Thượng Thiện lo cơm nước cho nhà
vua khi ngài dự tế Nam Giao.

Đàn Nam Giao thường ngày để lộ thiên. Khi nào có lễ, Bộ Lễ mới lo bài trí.

Trên Viên đàn lợp vải xanh, Phương đàn lợp vải vàng.

Trên Viên đàn, ngoài bàn thờ Trời Đất, hai bên có hai hàng hương án song

hành thờ các đức Tiên Đế, từ Đức Thái Tổ Gia Dũ hoàng đế tức là chúa
Nguyễn Hoàng đến Đức Dục Tôn Anh hoàng đế tức là vua Tự Đức.

Ở giữa Thanh Ốc, nhà xanh, trên Viên đàn, có hai Nội án một đặt rượu thịt

và một đặt ngọc bạch.

Tại Phương đàn, có tám hương án phụ, gọi là trùng đàn bát án. Bên tả

bốn án thờ thiên thần:

-

Đại minh chi thần, mặt Trời.

-

châu thiên tinh tú chi thần, các vị sao.

-

Vân Vũ Phong Lôi chi thần, mây, mưa, gió, sấm.

-

Thái tuế Nguyệt tướng chi thần, năm và tháng.

Bên hữu có một án thờ một vị thiên thần:

-

Dạ minh chi thần, mặt Trăng

và ba án thờ địa thần:

-

Sơn Hải Giang Đầm chi thần, núi, biển, sông, đầm

-

Kỳ Lăng Phần Diễn chi thần, đồi, gò, đống, đồng bằng

-

Thiên hà thần kỳ chi thần, các vị thần khác trong thiên hạ.

Sửa soạn tế Nam Giao

Một năm trước ngày lễ, Bộ Lễ phải lựa chọn trước để dùng làm lễ Tam

sinh trong kỳ tế:

-

Hai con trâu đen tuyền, sừng nhu nhú đỏ, thêm 200 con trâu khác sừng

đen dài vào khoảng ngón tay.

-

Hai con dê trắng, thêm một trăm con dê vàng.

-

Hai con lợn đen tuyền, thêm một trăm con lợn khác.

Những con vật này gọi là con sinh sẽ được nuôi trong một chuồng riêng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.