280
Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ
nhứt thập nhứt vạn, cửu thiên ngũ bá đồng danh đồng điều đại từ đại bi phổ
độ chúng sanh A Di Đà Phật”.
(Niệm Phật tùy theo sức mình, lúc cầu nguyện mà niệm Phật chỉ niệm
trong tâm và phải thành tâm).
Nam mô A Di Đà Phật, sáu chữ đi, đứng, nằm rồi ráng niệm chớ có quên
không đợi gì thời khắc.
NGÀY CHAY LẠT
Đạo Hòa Hảo dạy chỉ ăn chay có bốn ngày; 14, 15, 29, 30 tháng thiếu 29
và mồng 1, có nhang thì đốt không có thì nguyện không cũng được. Có hỏi
một tín đồ:
-
Vì sao đạo này ăn chay có bốn ngày? được giải thích: ăn chay ngày đầu
cầu cho Tổ quốc - Ngày thứ nhì: hiến cho Phật - Ngày thứ ba cho đồng bào
- Ngày thứ tư cho bản thân.
Điều kiện vào đạo
Người nào muốn quy y phải có hai người bổn đạo có đức hạnh tiến cử và
bảo lãnh đến Ban Trị Sự trong làng cho người làm đầu biết và người làm đầu
phải đọc hết thể lệ về sự tu hành cho người quy y nghe, hỏi coi có bằng lòng
giữ y như lời khuyên dạy và răn cấm trong Đạo không?
Nếu họ bằng lòng, biểu về cho ông bà, cha mẹ biết hoặc nguyện trước
bàn thờ tổ tiên rằng: ngày... tháng... mình chịu quy y theo Đạo. Sau đó người
làm đầu (Hội Trưởng) cho một cuốn sách nhỏ này.
Chỗ nào không có ban trị sư, hai người bổn đạo dìu dắt người mới rồi sau
mới dẫn ra ban trị sự gần đó. Không bắt buộc phải thề thốt chi hết, vì người
muốn tu do nơi sự phát nguyện của mình mà thôi.
Khi nào mình không muốn giữ đạo, mình phải cho người làm đầu trong
đạo và những người tiếp dẫn hay đặng họ bôi tên mình ra, chớ không người
nào được phép xưng mình người trong Đạo mà không giữ luật lệ tu hành.
Kẻ nào trái luật lệ trong sự đạo đức dầu không xin thôi đạo hay chưa bị
bôi tên cũng có thể bị toàn thể trong Đạo không thừa nhận trách nhiệm của
họ và bị coi như người ngoại Đạo.
Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo
Phật giáo Hòa Hảo lấy pháp môn Tịnh Độ làm căn bản, pháp môn này đã
từng có từ ngày xưa và đã ra đời trước hết ở Ấn Độ, sau truyền bá qua Trung