NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 282

282

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

cường thịnh. Ráng cứu cấp nước nhà khi kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi lặng thân
ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm.

Hãy tùy tài, tùy sức, nổ lực hy sinh cho xứ sở. Thoảng như không đủ tài đức

đảm đương việc lớn, chưa gặp thời cơ giúp đỡ quê hương, ta phải ráng tránh
đừng làm việc gì sơ xuất đến làm cho nước nhà đau khổ và đừng giúp sức cho
kẻ ngoại địch gây sự tổn hại cho đất nước”.

CAO ĐÀI GIÁO

Đã xét qua các đạo giáo ở Việt Nam, ta không thể bỏ qua mà không nói

sơ lược tới đạo Cao Đài, tuy đây chỉ là một tôn giáo mới, như phật giáo Hòa
Hảo mới có từ năm 1926, nhưng hiện thời số tín đồ tại Việt Nam không phải
là ít.

Nguồn gốc đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài chính thức thành lập từ năm 1926, nhưng thật ra, đạo này đã

manh nha từ sáu năm về trước, nghĩa là từ năm 1919.

Hồi đó, ông phủ Ngô Văn Chiêu tòng sự tại phú Quốc, là một người đạo

đức rất tin theo sự giáng khẩu của các thần linh. Ông thường dùng bàn xoay
để tiếp xúc với giới vô hình, và trong một cuộc cầu đồng ông cho biết đã
được một vị tự xưng là Cao Đài giáng đồng và cho phép ông được tôn thờ
dưới hình thức một con mắt.

Từ đó ông phủ Chiêu tin theo phép huyền bí của Đức Cao Đài, và sáu năm

sau đạo Cao Đài được chính thức thành lập với giáo chủ là ông Lê Văn Trung.

Ông phủ chiêu, sau một thời gian làm việc tại Phú Quốc, được đổi về Sài

Gòn. Ở đây ông gặp một nhóm công chức người Việt cùng ông cầu đồng,
bằng chiếc bàn xoay. Các ông cho biết rằng, trong các cuộc cầu đồng, đức
cao Đài thường giáng đồng, dưới danh hiệu A, Ă, Â và thường đem triết lý
cao siêu ra giảng dạy cho nhóm cầu đồng.

Nhóm cầu đồng này về sau bắt liên lạc với ông Lê Văn Trung, hồi đó ở

chợ Lớn và là một người chỉ ham quay cuồng vật lộn, kiếm tiền để sa đọa
vào mọi thú vật chất, cờ bạc, thuốc sái, trăng hoa.

Trong một buổi ngồi đồng ở chợ Gạo của phái Minh Lý, do một thân nhân

nài ép, ông Lê Văn Trung cho biết đã tiếp xúc được với hồn của nhà thơ Lý
Bạch, Lý thi sĩ nói riêng cho ông Trung biết mình là ai và cũng báo cho ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.