NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN THƯỢNG - Trang 294

294

Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ

hương. Trong những lễ trọng mới có đốt trầm.

Ý nghĩa cách bày biện lễ vật
Sự bày biện lễ vật trên bàn thờ có một ý nghĩa riêng.
Như trên đã nói, con mắt Thần bao giờ cũng ở phía Bắc, do đó phía Đông

là Dương còn phía Tây là Âm.

Trong Vụ Trụ, phải có âm dương mới có mọi mặt
1/ Hai ngọn nến tượng trưng cho Âm và Dương. Ngọn bên trái thuộc

Dương phải thắp trước, ngọn bên phải thuộc Âm thắp sau.

2/ Năm cây hương tượng trưng ngũ quan của con người.
3/ Ba ly rượu lễ, rượu cất bằng Nho tượng trưng cho tướng tinh và huyết

khí con người. Rượu lễ là cốt của cây nho, cũng như huyết khí là cốt của con
người.

4/ Tách nước trong tượng trưng cho Dương phải đặt bên trái con Mắt,

còn tách nước trà tượng trưng cho Âm đặt bên phải. Nước và trà này hòa lẫn
thành nước Thánh, nước Âm Dương dùng cho người ốm trị bệnh và dùng
làm phép cho người nhập đạo.

Hoa cũng là Dương, còn Quả là Âm.
Những cánh hoa đã cúng đem phơi khô pha nước chữa được bệnh cho ai

thật lòng tin tưởng vào đức cao Đài.

Vũ trụ gồm Tam Tài là Thiên, Địa, Nhân.
Trên trời thì có Nhật, Nguyệt, Tinh.
Dưới đất thì có Thủy, Hỏa, phong.
Con người thì có Tinh, Khí, Thân.
Đồ lễ tượng trưng ba chất của con người: Hoa là Tinh, rượu lễ là Khí

nước trà là Thân.

Vài môn phái

Đạo Cao Đài thành lập từ năm 1926, đến nay bành trướng đã rộng.
Vì sự bành trướng này, nên gần đây đạo chia làm nhiều phái. Đáng kể hơn

cả là mấy phái ở Tiền Giang do ông Nguyễn Văn Ca lãnh đạo và phái ở Bến
Tre do ông Nguyễn Ngọc Tường lãnh đạo. Phái ở Tiền Giang là phái Minh
Chơn Lý, còn phái ở Bến Tre là phái Bần Chỉnh Đạo.

Giáo lý đạo nào cũng có điều hay, nhưng một đạo có tồn tại được hay

không phải chờ thời gian định đoạt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.