33
Thực hiện ebook:
Học thuật Phương Đông
www.hocthuatphuongdong.vn
Người chết sau khi được an táng theo phong tục lễ nghi, nằm yên dưới
mộ, con cháu cũng phải dẹp sầu, dẹp nhớ thương để trở lại cuộc sống hàng
ngày, nhưng hàng năm khi đến ngày người chết qua đời con cháu dù bận
rộn cũng phải nhớ để làm giỗ, chứ không nói cúng giỗ, vì chỉ những người
theo các tôn giáo, có chấp nhận sự thờ cúng tổ tiên mới cúng, còn những
người theo các tôn giáo không chấp nhận sự thờ cúng thì chỉ làm kỷ niệm
ngày người thân đã chết, chỉ làm giỗ mà không cúng.
Trong ngày giỗ người ta làm cỗ bàn mời thân bằng quyến thuộc. Ở nhà
quê, ngày giỗ là một dịp để gia chủ được mời lại những người đã từng mời
mình đi ăn uống. Người ta gọi là trả nợ miệng.
Giỗ có thể làm to hoặc làm nhỏ, tùy theo gia cảnh, tùy theo con cháu...,
con cháu đông hay vắng và nhiều khi lại tùy theo sự liên lạc giữa người sống
và người chết. Giỗ cha mẹ, giỗ ông bà thường làm to, giỗ anh em, chú bác
cùng các vị cao tằng khảo, tỷ, thường chỉ cơm canh cúng đơn sơ để khỏi bỏ
giỗ.
Trong những giỗ này, người ta gọi là giỗ mọn, không có mời bạn bè thân
thuộc, chỉ trong nhà cúng rồi ăn với nhau.
Tóm lại giỗ là ngày kỷ niệm người chết qua đời có cỗ bàn cúng kiến tùy
gia đình.
Trong ngày giỗ có phân biệt giỗ đầu, giỗ hết với những ngày kỵ nhật khác.
Ngày giỗ đầu hay Tiểu tường
Ngày giỗ đầu tức là ngày kỷ niệm đầu tiên của người chết, đúng một năm
sau.
Ngày này còn gọi là ngày tiểu tường. Con cháu còn mang tang, sự đau
đớn như còn trong tâm khảm người sống, và con cái còn đang thương cha
mẹ, vợ đang thương chồng, cha mẹ đang thương con v.v...
Đúng vậy, một năm tuy thời gian có dài, nhưng chưa đủ hàn gắn vết
thương đau, chưa đủ xóa bỏ mọi kỷ niệm giữa người sống và người chết,
chưa đủ làm khuây khỏa được nỗi buồn mất một người thân của người sống.
Trong ngày tiểu tường, khi cúng tế người chết, người sống vận tang phục
như ngày đưa ma, nhất là con cháu, để chứng tỏ với vong hồn người khuất
nỗi nhớ thương chưa nguôi. Và con cháu, khi tế lễ cũng lại khóc như ngày
đưa ma.