88
Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà xuấ tbản: Trẻ
Lễ cúng Thổ công quan trọng nhất trong năm tức là tết ông công vào
ngày 23 tháng chạp âm lịch.
Theo tín ngưỡng cổ truyền thì ngày Tết ông công là ngày Thổ công lên
chầu Thượng đế để báo cáo về những việc tai nghe mắt thấy ở trần gian.
Thổ công có nhiệm vụ thiêng liêng ghi chép tất cả mọi việc tốt xấu xảy ra
trong một gia đình một cách khách quan.
Ngày 23 tháng chạp sau khi cúng ông công, người ta hóa vàng, đồng thời
hóa cả mũ năm trước, gồm có mũ áo hia và vàng, người ta lại mua tặng ông
công một con cá chép, con cá này là ngựa ông công cưỡi, được phóng sinh
ra sông hoặc ra ao sau lễ cúng. con cá sẽ hóa rồng đưa ông công lên chầu
Trời.
Ngày xưa người Trung Hoa thường có tục hối lộ ông công bằng cách khi
hóa vàng thì đốt thêm gói kẹo để ông lên trời tâu toàn những lời dịu ngọt,
che bớt tội lỗi đi cho.
Văn khấn Thổ công
Dưới đây là một mẫu văn khấn Thổ công. Văn khấn này chỉ cần thay đổi
một vài chữ tùy theo ngày tháng là dùng được quanh năm:
Duy Việt Nam Quý Mão niên, chính nguyệt, sơ thập ngũ nhật.
Kim thần tín chủ Cao Văn Mễ toàn gia cư trú tại Tân Sơn Nhì xã, Tân Bình
quận, khế thủ, đồn thủ bách bái.
Cần dĩ phù lưu thanh chước, kim ngân, hương đăng, hoa quả, mâm bàn cụ
vật, thứ phẩm chi nghi, cảm kiền cáo vu. Cung thỉnh
Bản gia Thổ công Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân vị tiền
Bản địa Thổ địa thần kỳ vị tiền
Ngũ phương ngũ thổ Phúc đức chính thần vị tiền.
Lai lâm chứng giám
Ủng hộ gia chủ tự lão chí ấu bình an hạnh phúc vô bệnh vô tật.
Thượng hưởng
Lược dịch:
Nước Việt Nam, năm Quý Mão, tháng giêng ngày rằm Tín chủ là Cao Văn
Mễ, toàn gia cư trú tại xã Tân Sơn Nhì, quận Tân Bình, trăm bái.
Kính cẩn dâng lên rượu nước, bạc vàng đèn hương, hoa quả, có bàn phẩm
vật cùng mọi đồ lễ.
Cung mời