nghiệp này nói rằng: “Tiền bạc đòi anh nhận ra rằng con người phải làm
việc để đạt tới lợi ích chứ không phải để chịu tổn hại… Những người thật
sự ham mê tiền bạc nỗ lực làm việc để kiêm được tiền, và họ biết rằng
mình xứng đáng có được nó”.
Phải chăng chúng ta nên trả lại cho tiền khuôn mặt giản dị của nó: một
công cụ dùng để trao đổi các giá trị tương xứng. Đừng khoác cho nó uy lực
mà nó không có, cũng đừng gán cho nó tội lỗi mà nó không phạm. Cái làm
con người sa ngã không phải là sức mạnh của đồng tiền, mà là những tham
vọng không chính đáng của chính bản thân ta: có được những thứ không
phải của mình, sở hữu những thứ vượt quá công sức của mình, danh tiếng
mà mình không xứng đáng, vật chất mà mình chưa đủ khả năng mua...
Mẹ tôi dạy rằng hãy luôn xài ít hơn số tiền mình kiếm được. Trong khi
phần đông chúng ta thường xài nhiều hơn số tiền mình làm ra. Một người
bạn của tôi tâm sự rằng đôi khi cô thấy mình là kẻ ngốc, vì sung sướng nhét
một đống Credit Card(2) trong ví để rồi mua những thứ mình không cần,
bằng số tiền mình không có (mà vay qua credit card), cốt chỉ để chứng tỏ
với những người không quen. Sau đó è cổ ra cày trả nợ. Có phải là vô nghĩa
hay không? Đó cũng là sự khác nhau giữa Credit Card và Debit Card(3).
Tôi ghi nhớ kinh nghiệm đau thương của cô nên quyết định làm Debit Card
thay vì Credit Card. Có nhiều xài nhiều, có ít xài ít, không có thì đi
“window shopping”(4) cho vui vậy. Ngân hàng chắc buồn nhưng tôi thì ngủ
yên.
2. Credit Card: Loại thẻ tín dụng xài trước trả sau.
3. Debit Card: Loại thẻ tín dụng có bao nhiêu tiền chỉ xài bấy nhiêu.
4. Window shopping: đi xem hàng chứ không mua.
Trong bài hát This is the Life của Al Yankovic có một câu rất hay: “So
if money can’t buy happiness, I guess I’ll have to rent it” (Nếu tiền không