chối: “Tôi không có quyền tiết lộ chuyện riêng tư của người khác”.
Thư Hàng đành nhờ hết người nọ đến người kia tìm hiểu sự việc.
Lúc đó anh nghĩ, Diêu Mông thì có quan hệ gì với tên sát thủ biến
thái? Cùng lắm là một nạn nhân may mắn thoát chết. Thư Hàng
cảm thấy, chuyện đó chẳng liên quan đến việc anh theo đuổi cô.
Trong lúc chưa nhận được tin tức xác thực, Thư Hàng tương đối
rảnh rỗi. Đúng lúc đến mùa anh đào, có người tặng một thùng cho
anh. Nhìn quả anh đào đỏ mọng, anh lại nhớ tới Diêu Mông theo
phản xạ. Anh lập tức gọi điện thoại, đặt thêm anh đào, mỗi ngày
gửi đến nhà Diêu Mông một cân.
Người vận chuyển hỏi: “Đề tên ai?”.
Thư Hàng ngẫm nghĩ, trả lời: “Tên Hứa Hủ”. Anh lừa cô ăn trước
rồi nói với cô do anh tặng. Đến lúc ván đã đóng thuyền, cô ăn anh
đào của anh, chắc sẽ không thể nói không quen biết anh.
Vài ngày sau, Thư Hàng chọn một buổi tối trăng thanh gió mát
gọi điện cho Diêu Mông.
Chuông đổ hơn mười hồi, Diêu Mông mới bắt máy: “A lô!”.
Thư Hàng tựa vào thành ghế nằm của khách sạn, tay cầm quả anh
đào, cười nói: “Anh đào có ngon không?”.
Diêu Mông cất giọng lạnh lùng: “Tôi không ăn nên không biết”.
Thư Hàng lập tức ngồi thẳng người, tung đi tung lại quả anh đào,
phát huy trình độ “mặt dày” đến cực điểm: “Của Hứa Hủ, sao em
không ăn? Có phải của tôi đâu”.