Chương 2 – Rạp xiếc đảo lộn
Tại sao hầu hết chúng ta lại không xem khó khăn là các cơ hội trong
cuộc sống hàng ngày? Tại sao những nhóm tham gia các dự án được kể ở
chương trước phải đợi đến các bài tập này mới có thể mở rộng các giới hạn
của trí tưởng tượng của họ? Về cơ bản, chúng ta không được dạy để nắm
lấy các khó khăn. Chúng ta được dạy rằng các khó khăn là những thứ cần
phải tránh hoặc là những điều dể phàn nàn. Trong một buổi diễn thuyết ở
một hội thảo dành cho những nhà quản lý kinh doanh, tôi đã giới thiệu
những đoạn phim từ Cuộc thi Sáng tạo. Chiều hôm đó một CEO của một
công ty đã tìm gặp tôi và than thở rằng anh ta ước được quay trở lại trường
vì ở đó anh ta được trao cho những vấn đề mở và được thử thách sức sáng
tạo. Tôi hết sức ngạc nhiên khi nghe về những điều này. Tôi khá chắc chắn
rằng mỗi ngày anh ta đều phải đối mặt với những thử thách bên ngoài cuộc
sống, những thứ sẽ cần đến tư duy sáng tạo. Không may anh ta đã không
nhận ra dễ dàng sự liên quan giữa các ý tưởng đó với cuộc sống và công
việc của mình. Anh ta xem các bài tập của tôi là những gì chỉ có thể xảy ra
trong một môi trường học thuật và được kiểm soát. Dĩ nhiên nó không phải
là không nên như thế chút nào.
Mỗi ngày chúng ta đều có thể thử thách chính mình. Đó là việc lựa chọn
quan sát thế giới xung quanh với nhiều lăng kính khác mà qua những lăng
kính đó chúng ta có thể hiểu được vấn đề dưới luồng ánh sáng mới. Càng
sẵn sàng đối diện với vấn đề bao nhiêu thì chúng ta càng tự tin và thuần
thục bấy nhiêu trong việc giải quyết chúng; và hơn thế nữa, chúng ta sẽ
càng dễ dàng nhìn nhận chúng như những cơ hội đến với mình.
Thái độ có lẽ là yếu tố quyết định lớn nhất cho những gì chúng ta có thể
đạt được. Những người thực sự có tư tưởng cải cách luôn đối mặt trực tiếp
với vấn đề và làm cho người ta suy nghĩ về những quan điểm truyền thống
theo một cách hoàn toàn khác. Một ví dụ tuyệt vời để minh chứng cho điều