viên dẫn đầu một lớp về một vấn đề quan trọng xuất hiện trong suốt kỳ thực tập của họ.
Các sinh viên trong Chương trình Mayfield Fellows đã có những hiểu biết sâu sắc về việc điều khiển
một công việc kinh doanh với tốc độ cao trong một môi trường năng động là như thế nào. Họ thấy các
công ty này đấu tranh với nhiều vấn đề như hết tiền, cơ cấu lại sau một sự thay đổi trong nhóm lãnh đạo
cấp cao, thách thức của việc có được các trang thiết bị mới nhất để làm việc, và nhiệm vụ khó khăn khi
phải cạnh tranh với những người khổng lồ trong ngành. Cuối mùa hè, các sinh viên nhận ra rằng chỉ vài
trong số những công ty họ đã làm việc sẽ tiếp tục làm ăn trong một hay hai năm nữa. Bất chấp các nỗ lực
của những người lãnh đạo tài năng, nhiều công ty trong số đó sẽ thất bại.
Toàn bộ ngành cho vay vốn kinh doanh mạo hiểm về căn bản là đầu tư vào các thất bại, bởi vì số
đông các công ty được vay vốn cuối cùng đều phá sản. Các ngành khác cũng có tỉ lệ thành công tương tự,
trong đó có ngành công nghiệp đồ chơi, điện ảnh, và ngành xuất bản. Chúng ta hãy xem qua các số liệu về
ngành xuất bản sách. Theo Nielsen Bookscan, trong số khoảng 1,2 triệu đầu sách khác nhau được xuất bản
thì chỉ có 25.000 (hay 2 phần trăm) trong số chúng bán được 5.000 quyển; và trung bình một đấu sách ở
Hoa Kỳ bán được ít hơn 500 quyển. Tuy nhiên, gần như không thể đoán được quyển nào sẽ nằm trong
danh mục siêu bán chạy. Vì vậy, các nhà xuất bản vẫn tiếp tục cho in rất nhiều sách khác nhau và hy vọng
rằng mỗi quyển có thể là thành công, dù họ có biết rằng chỉ một phần rất nhỏ sẽ có trong danh mục sách
bán chạy nhất. Các nhà xuất bản, các công ty sản xuất đồ chơi, các hãng phim và những nhà cho vay vốn
kinh doanh mạo hiểm đều hiểu rằng con đường đến thành công sẽ chứa nhiều thất bại.
Mir Imran, một doanh nhân thành đạt, đã thành lập hàng tá công ty, rất nhiều trong số chúng ra đời
song song với nhau.
Tỉ lệ thành công của ông rất dáng được ghi nhận nếu xét thực tế rằng trong hầu
hết các môi trường, đa số duy nhất mới thành lập đều thất bại. Khi được hỏi về tỷ lệ thành công của ông,
Mir thừa nhận rằng chìa khó là loại bỏ nhiều dự án ngay từ lúc đầu. Ông kiên quyết loại trừ các dự án có
khả năng thành công thấp và tập trung toàn bộ công sức vào những dự án có khả năng đi đến thành công
cao. Trước khi lập ra một doanh nghiệp mới, ông làm việc với tính kỷ luật nghiêm ngặt và đầu tư phân tích
sâu sắc trong giai đoạn đầu để tăng cơ hội cho việc kinh doanh phát triển mạnh về lâu dài.
Mặc dù từ bỏ một dự án luôn là điều khó khăn, nó vẫn dễ dàng hơn nhiều trong giai đoạn đầu của
doanh nghiệp, trước khi thời gian cam kết việc năng lượng tập trung vào dự án trở nên quá lớn. ĐIều này
xảy ra ở tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, kể cả trong công việc, đầu tư cổ phiếu và bất kỳ
loại quan hệ xã hội nào. Leonardo da Vinci đã từng nói: “Từ bỏ ngay lúc đầu sẽ dễ dàng hơn so với để đến
cuối.” Bob Sutton, một chuyên gia về hành vi tổ chức, mô tả “Những quy tắc Da Vinci” rất chi tiết trong
cuốn sách của ông, The No Asshole Rule. Ông nói về việc từ bỏ những công việc bạn thấy không phù hợp
ngay khi bạn khám phá ra rằng mình không thể trụ lại mãi với công việc đó được
[27]
. Ở đây ông tổng kết
lại quan điểm này một cách sâu sắc hơn.
Mặc dù đa số mọi người đều biết rằng các chi phí đã tiêu tốn không nên được xét đến khi ra quyết
định, họ chứng “đầu tư quá nhiều nên không thể từ bỏ” vẫn có tác động lớn đến hành vi con người. Chúng
ta biện minh cho tất cả thời gian, công sức, sự chịu đựng, và việc chúng ta cống hiến một cái gì đó năm
này qua năm khác bằng cách nói với chính mình và những người khác rằng: phải có gì đáng giá và quan
trọng về nó, nếu không chúng ta sẽ chẳng bao giờ đắm chìm phần lớn cuộc sống của chúng ta vào đó.
Từ bỏ thực sự là quyền cá nhân của chúng ta. Đó là một lời nhắc nhở rằng bạn là người kiểm soát tình
hình và có thể ra đi bất cứ khi nào bạn muốn. Bạn không cần phải là người canh gác nhà tù của riêng mình,
và nhốt mình ở một nơi không đem lại hiệu quả gì cho bản thân. Nhưng điều đó không có nghĩa từ bỏ là dễ
dàng. Tôi đã từ bỏ những công việc không phù hợp với mình và bỏ đi những dự án thất bại, mà trường hợp
nào cũng cực kỳ khó khăn. Chúng ta được dạy rằng từ bỏ là một dấu hiệu của sự yếu kém, mặc dù trong
nhiều tình huống nó thực ra là điều ngược lại. Đôi khi từ bỏ là lựa chọn dũng cảm nhất, bởi vì nó đòi hỏi
bạn phải công khai đối mặt với chính mình. Tin vui ở đây là việc từ bỏ cho phép bạn khởi động lại từ đầu.
Và nếu bạn dành thời gian để đánh giá những gì đã xảy ra, từ bỏ có thể là một kinh nghiệm học hỏi vô giá.
Khi Randy Komisar rời bỏ vị trí phó chủ tịch ở Claris, một công ty phần mềm máy tính tách ra khỏi
người khổng lồ Apple, ông cảm thấy mình đã thất bại. Randy là người có một tầm nhìn rõ ràng về những gì
ông muốn đạt được, nên ông đã rời Claris khi nhận ra rằng ông sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của
mình. “Thất bại” của Randy rất công khai, vì vậy nó làm ông day dứt rất nhiều. Tuy nhiên, trong một thời
gian ngắn Randy nhận ra rằng việc từ bỏ công việc đó đã trao cho ông một cơ hội để đánh giá lại niềm đam
mê của mình và xác định làm thế nào để ông có thể sử dụng các kỹ năng của mình một cách tốt nhất.
Chẳng hạn, ông đã nhận ra một điều rõ ràng rằng một trong những lý do mà ông không hài lòng ở Claris là
ông không cảm thấy hứng thú với các sản phẩm cũng như những gì mình đang làm. Ông yêu thích việc suy