NẾU TÔI BIẾT ĐƯỢC Ở TUỔI 20 - Trang 30

nghĩ về bức tranh lớn của công ty và hoạch định viễn cảnh của nó, nhưng ông hầu như chẳng có chút hứng
thú nào với những công việc điều hành cụ thể từ ngày này sang ngày khác.

Khi Randy được yêu cầu làm CEO cho một công ty mới, ông lại đề nghị rằng ông muốn làm việc với

CEO để hình thành hướng đi cho công ty. Bằng cách đó ông tạo nên một vai trò mới cho mình – Virtual
CEO (giám đốc điều hành ảo) – và vì thế ông có thể tham gia vào hàng chục công ty cùng một lúc. Ông
làm việc như một huấn luyện viên, thăm dò ý kiến của hội đồng quản trị, và là cố vấn cho các CEO, nhưng
ông không phải đảm nhận những trách nhiệm quản lý hàng ngày. Điều này phù hợp với ông và các công ty.
Randy nói: “Thất bại cho phép tôi tìm kiếm những cơ hội xung quanh phù hợp hơn với niềm đam mê của
mình.” Đây là một lời nhắc nhở sâu sắc rằng việc học được khi nào nên từ bỏ là rất quan trọng. Bạn cần
phải biết khi nào nên ngừng đầu tư vào một ý tưởng không thể thành công và khi nào nên chuyển sang làm
một điều gì đó mới.

Trên thực tế, có nhiều cách để biến thất bại thành thành công. Một câu chuyện đáng nhớ về chuyển

biến một thất vọng lớn thành một chiến thắng đáng nhớ được rút ra từ Cuộc thi Sáng tạo. Ở đây các sinh
viên đã phải tạo ra giá trị từ các vòng cao su trong vòng năm ngày. Một nhóm đã quyết định tạo ra một
“Cây điều ước.” Họ đã lập một cây ở trung tâm của khuôn viên trường đại học, đối diện các nhà sách của
trường, và dùng các sợi dây bọc thân cây đó lại. Sau đó, họ sử dụng các vòng cao su để đính kèm thông
điệp vào các sợi dây. Ý tưởng của họ là bất cứ ai đi ngang qua cũng có thể gửi những ước muốn của mình
lên cây. Nhóm thực hiện quảng cáo cho dự án này rất rộng rãi bằng việc sử dụng các trang mạng trực
tuyến, các danh sách e-mail, và họ cũng đứng trước cây mời những người qua lại gửi các ước muốn của
mình. Nhưng thật không may cho họ, mọi người chẳng mảy may quan tâm.

Trong nỗ lực đẩy mạnh dự án, cả nhóm bắt đầu gửi các ước muốn của mình lên cây. Cách này cũng

chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ. Sau đó, họ đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá dự án và tích cực hơn nữa trong
việc mời những người qua lại đóng góp. Và một lần nữa, cách này cũng có hiệu quả rất ít. Nhưng sự thất
vọng của các sinh viên này càng não nề bởi thực tế rằng chỉ cách đó không quá 15 mét một dự án tương tự
đang nhận được rất nhiều sự chú ý. Một nhóm khác đã tạo ra một mạng dây khổng lồ các vòng cao su lớn,
và họ mời các sinh viên treo lên đó các bí mật của mình. Mạng vòng cao su tràn ngập hàng trăm giấy màu
rực rỡ, mỗi tờ có một bí mật khác nhau. Chúng đu đưa trong gió nhẹ, tương phản hoàn toàn với Cây điều
ước hầu như không có gì ở gần đó.

Nhóm thực hiện Cây điều ước đã quyết định không tiếp tục nữa và rút kinh nghiệm từ thất bại này.

Tuy nhiên, họ không dừng lại ở đó. Họ rút ra tất cả các bài học có thể từ kinh nghiệm này bằng cách làm
một đoạn phim bình luận dài ba phút ghi lại thất bại. Nhóm thực hiện đã mô tả tất cả các nỗ lực của họ để
làm cho Cây điều ước thành công và so sánh thất bại của mình với sự thành công của Mạng bí mật. Họ đã
ăn mừng rất công khai và chia sẻ những gì đã học được về “tính thu hút” (“stickiness”) của các điều ước so
với các bí mật. (Các câu chuyện, sản phẩm, và các trang web có “tính thu hút” khi chúng giữ được sự quan
tâm của bạn). Họ cũng làm rõ rằng đây chỉ là một bước trên con đường của họ với rất nhiều ý tưởng sau
đó, và sau đó, và sau đó nữa.

Vì ngay cả những ý tưởng tuyệt vời nhất cũng đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều công sức để đạt được thành

quả, rất khó để chúng ta biết khi nào nên tiếp tục giải quyết một vấn đề và hy vọng có được một thành tựu
đột phá, và khi nào nên từ bỏ. Tất cả chúng ta đều ngưỡng mộ lòng kiên trì, nhưng khi nào nó trở thành
ngốc nghếch, với việc tiếp tục một ý tưởng sẽ chẳng bao giờ nở hoa kết trái? Gil Penchina, CEO của
Wikia, diễn tả tình thế tiến thoái lưỡng nan này rất thuyết phục: “Nếu bạn đổ xăng lên một khúc gỗ, tất cả
những gì bạn có là một khúc gỗ ướt. Nhưng nếu bạn đổ xăng vào một ngọn lửa nhỏ, bạn sẽ tạo ra một đám

cháy dữ dội.

[28]

Từ đó chúng ta có thể thấy rằng điều quan trọng ở đây là việc nhận thức được bạn có

đang dốc sức vào một việc có tiềm năng đạt được thành quả hay không. Đó là một trong những thử thách
lớn nhất của cuộc đời. Chúng ta thường ở quá lâu trong những tình huống không thể tiến xa hơn. Điều này
xảy ra khi các công ty kiên nhẫn với một sản phẩm hay một dự án không đi đến đâu, hay khi ai đó vẫn giữ
những công việc hay các mối quan hệ làm họ bất hạnh và hy vọng rằng tình hình sẽ khá hơn.

Vậy, làm sao bạn biết được khi nào nên từ bỏ? Đây là một vấn đề mang tính triết lý rất lớn. Thách thức

lớn nhất là việc tách rời mong muốn hoàn thành công việc với thực tế xác suất thành công của nó. Đương
nhiên là bạn càng nỗ lực cho một dự án bao nhiêu thì khả năng thành công của nó sẽ nâng lên bấy nhiêu.
Nhưng có những nỗ lực sẽ không bao giờ tạo ra thành quả dù cho bạn có tốn abo nhiêu công sức, thời gian
và tiền của. Câu trả lời có lý nhất mà tôi đã tìm ra là: hãy lắng nghe cảm giác của bạn và nhìn nhận những
lựa chọn thay thế mà bạn có. Về bản chất, bạn phải thật lòng với chính mình. Bạn có đủ ngoan cường để
vượt qua các vấn đề trước mắt và đạt được thành quả, hay tốt hơn hết bạn nên chọn một con đường khác?

Tóm lại từ bỏ không hề là một việc đơn giản, nhưng để từ bỏ một cách đúng đắn còn khó hơn nhiều.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.